Tâm linh huyền bí

Hầu đồng là gì? Nghi thức cho một buổi hầu đồng như thế nào?

Đang tải...

Hầu đồng là gì? Một buổi hầu đồng bao gồm những nghi thức và trình tự như thế nào? Cùng boi.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ bắt buộc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,…Thực chất, lên đồng chính là nghi thức giao tiếp tâm linh giữa các vị thánh thần và các ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa, ngây ngất nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, bạn phúc đức cho con nhang, đệ tử.

Hầu đồng là gì? Nghi thức cho một buổi hầu đồng như thế nào?

Hầu đồng là gì? Nghi thức cho một buổi hầu đồng như thế nào?

Các ông đồng, bà đồng sẽ không còn là chính mình nữa khi các vị thần giáng vào họ lúc lên đồng. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho nghi thức nhập đồng hiển thánh.

Thanh Đồng chính là người đứng giá hầu đồng. Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là “cậu”, nữ giới được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”. Những Bà đồng, Ông đồng có tính cách khác người. Họ rất nhạy cảm, dễ xúc động, nhất là các Ông đồng thường là “ái nữ” (là đàn ông nhưng lại ẻo lả như phụ nữ). Bởi thế dân gian hay nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” là vì lẽ này.

Nghi thức cần chuẩn bị cho một buổi lễ hầu đồng

Ðiện thờ: Trong điện thờ chính sẽ thờ tự Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa, Mẫu Ðịa (Ðất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng).

Chọn ngày lành: Người đứng ra hầu đồng phải chọn ngày lành, tháng tốt với thủ nhang nhà đền, phủ hay điện để tổ chức nghi lễ hầu đồng. Mời bạn đọc xem thêm boi bai hang ngay qua bài viết sau đây nhé.

Dàn nhạc hầu đồng: Dàn nhạc này bao gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy điều kiện hoàn cảnh, tùy địa phương mà nhạc cụ có thể thêm hoặc bớt. Nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc hầu bóng.

Nhân sự cho một buổi hầu đồng: Ngoài Ông đồng hay Bà đồng thường thêm nhị trụ hoặc tứ tụ đi theo để chuẩn bị trang phục, lễ lạt…

Trang phục: Lên bao nhiêu giá đồng, sẽ phải chuẩn bị thêm bấy nhiêu trang sức, trang phục. Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và điều đó có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng. Do vậy, thanh đồng phải chuẩn bị đủ trang phụ theo từng giá hầu định lên.

Những lễ vật bắt buộc cần chuẩn bị

– Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê. Chính giữa đặt một chiếc gương có phủ khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ (bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). Đặt một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ bên cạnh mâm cỗ lễ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nộm) và bốn lốt.

– Cỗ lễ mặn sơn trang bao gồm: ốc, tôm, cá khô, cua (13 hoặc 15 con), mực, nếp cẩm, dừa tươi…

– Cỗ lễ sơn trang về đồ chay thường có: Mâm ngũ quả bao gồm khế chua sung chát gừng cay, chanh ớt, dứa…ở dưới bệ. Thường thì tán lộc sơn trang ở giá chầu bé hoặc cô bé hoặc bất kì giá chầu hoặc cô miền thượng.

Đang tải...

Trên đây là nghi thức cũng như lễ vật bắt buộc cần chuẩn bị cho một buổi lễ hầu đồng. Mời bạn xem tuổi vợ chồng qua bài viết sau đây để xem vận hạn trong tháng mới như thế nào nhé.

Đang tải...

Bình luận