Tâm linh huyền bí

Quan điểm của Phật Giáo về sự Bình An trước lúc chết

Đang tải...

Nói về cái chết tốt đẹp nhất là khi người này có tâm giác ngộ, đạt được tới sự hiểu biết tột cùng về bản chật thật sự của mọi vật. Điều này sẽ cho phép tâm thoát khỏi sự đau khổ, và đạt đến Niết bàn, khi đó không còn sinh tử nữa.
Qua Cuộc Nói Chuyện Với Nhà Sư Phra Paisal Visalo – Bác Sĩ Suresh Kumar (Buddhist Perspectives On End Of Life Care, A Conversation With Phra Paisal Visalo – Dr. Suresh Kumar) Mặc dù có một lịch trình huấn luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái Chết Bình An (hospice).
ĐẠO PHẬT NÓI GÌ VỀ ĐAU KHỔ (NÓI CHUNG), VÀ ĐAU KHỔ VÀO LÚC CUỐI ĐỜI (NÓI RIÊNG)?
Theo quan điểm Phật Giáo, sự đau khổ là sự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai sau này ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, đau ốm, và sự chia lìa mất mát, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Lý do chúng ta có các nỗi đau khổ này là bởi vì cuộc đời không có gì chắc chắn. Tất cả mọi thứ trên thế gian chỉ là tạm thời. Cho nên, sự thay đổi chính là điều chắc chắn. Đấy chính là: Sự Vô Thường. Cuộc sống của chúng ta bị áp lực bởi các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài nó dẫn đến sự thay đổi liên tục. Tất cả mọi vật cuối cùng rồi thối nát, và tan rã, đấy là: sự đau khổ. Không có cái tôi nào độc lập, hoặc là vĩnh viễn. Chúng ta chỉ có thể trì hoãn, hoặc là trốn tránh đau khổ trong chốc lát mà thôi, tuy nhiên, đau khổ là chuyện tất nhiên, và không thể nào chạy trốn được. Điều chúng ta có thể làm là giảm bớt đi nỗi đau, cũng như làm giảm bớt đi ảnh hưởng của sự đau đớn khi xảy ra.
Các tình trạng của sự đau khổ có thể ảnh hưởng chúng ta về mặt thể xác, tuy nhiên, các tình trạng này không nhất thiết ảnh hưởng chúng ta về mặt tinh thần. Đạo Phật tin tưởng rằng mọi người đều có thể trau dồi tâm của họ để thoát ra khỏi sự đau khổ. Mặc dù mọi người đều phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, và cái chết, tâm chúng ta không cần thiết phải đau đớn vì những điều này, nếu chúng ta biết chấp nhận sự thật, không chối từ, và không chống cự. Chấp nhận là yếu tố quan trọng nhất để chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ.
Chúng ta thay vì bị ảnh hưởng bởi nỗi đau về thể xác, chúng ta có thể nhờ nỗi đau ấy giúp ích cho chúng ta; giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng rằng không có gì là chắc chắn cả, đây là một sự thật. Trí tuệ cũng là một chìa khóa quan trọng để soi sáng tâm chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ. Có nhiều nhà sư và Phật Tử đã giác ngộ, trong lúc họ đang đối mặt với sự đau khổ vì bệnh tật, và cái chết. Nói khác đi, bệnh tật và cái chết có thể phát triển trí tuệ của chúng ta, giúp chúng ta nhận ra sự thật tột cùng, và đạt tới sự giác ngộ.
SỰ CHĂM SÓC LÚC CUỐI ĐỜI CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT TỬ, CÁC Ý TƯỞNG NÓI TRÊN CÓ THÍCH HỢP HAY KHÔNG?

Đang tải...
quan-diem-cua-phat-giao-ve-su-binh-an-truoc-luc-chet

quan-diem-cua-phat-giao-ve-su-binh-an-truoc-luc-chet

Đạo Phật tin tưởng rằng, người bệnh vào lúc cuối đời vẫn có thể sống hạnh phúc. Chẳng có gì phải sợ hãi khi cái chết đến gần. Mọi người đều có khả năng sống hạnh phúc, bất kể họ theo tôn giáo nào, ngay cả người không có tôn giáo nào cả. Mọi người đều có thể có một cái chết bình an.
THEO THẦY NGHĨ, MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN LÀ MỘT CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Theo quan điểm Phật Giáo, một cái chết bình an được xác định bằng cách thức người này chết, hoặc là lý do người này chết. Điều này mô tả tình trạng tâm của người này lúc chết; họ chết trong bình an, tâm không sợ hãi, hoặc là không đau khổ về tinh thần. Điều đó có thể xảy ra khi chúng ta chấp nhận cái chết, và buông xả mọi thứ – không còn dính mắc với người nào, hoặc vật nào. Một cái chết bình an cũng được xem là người này sẽ được tái sinh vào cõi tốt đẹp. Cái chết tốt đẹp nhất là khi người đó có tâm giác ngộ, đạt tới sự hiểu biết tột cùng về bản chất thật sự của mọi vật. Điều này cho phép tâm giải thoát ra khỏi sự đau khổ, và đạt đến Niết Bàn, không còn sinh tử nữa.
CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?
Cuộc sống tốt đẹp là cuộc sống có hạnh phúc, không bệnh tật hay nghèo đói, hoặc bị lạm dụng. Cuộc sống tốt đẹp cũng có nghĩa là cuộc sống có đạo đức; không lợi dụng người khác, và bản thân con người này còn làm việc thiện để giúp đỡ người khác, và xã hội. Cuộc sống tốt đẹp liên quan đến tâm bình an, họ có lòng từ bi, và họ không bị sai khiến bởi lòng tham lam, lòng sân hận, và sự si mê (tham sân si). Đấy là cuộc sống của người không tạo ra khổ đau, kết quả từ sự hiểu biết của họ về bản chất thật sự của cuộc đời, và họ có khả năng giải quyết các trở ngại khi xảy ra.
THẦY CÓ NGHĨ RẰNG CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP SẼ LUÔN LUÔN DẪN ĐẾN MỘT CÁI CHẾT NHẸ NHÀNG, VÀ BÌNH AN?
Một cuộc sống tốt đẹp có thể dẫn đến một cái chết bình an, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như thế. Khi một người sắp chết, nếu tâm họ đau khổ, hoặc còn lo lắng về con cái, về bố mẹ, về những người thân yêu, hoặc là họ không buông xả được tài sản của họ, hoặc là chính bản thân họ cảm thấy tội lỗi, hoặc là họ còn có các công việc chưa làm xong, thì họ sẽ từ chối cái chết, và họ chiến đấu bằng mọi giá với các chết. Điều đó sẽ dẫn họ đến đau khổ, đến lo âu, và bồn chồn, nên sau khi chết họ sẽ tái sinh vào cõi đau khổ. Bên cạnh đó, nỗi đau đớn về thể xác do bệnh tật có thể làm cho bệnh nhân giận dữ, lo âu, chính bởi vậy họ không nhận được sự bình an vào lúc cuối đời.
NÓI MỘT CÁCH KHÁC, THẦY CÓ NGHĨ RẰNG MỘT NGƯỜI SỐNG KHÔNG ĐẠO ĐỨC, VẪN CÓ THỂ CÓ MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN?
Một cái chết bình an có thể xảy ra với người có cuộc sống không đạo đức, tuy nhiên, điều này thật sự rất hiếm khi xảy ra. Bởi vì những người sống không có đạo đức thường sợ hãi rằng, họ sẽ bị đọa vào địa ngục sau khi chết. Vì vậy, họ rất sợ hãi cái chết. Nhiều người đau khổ vì cảm thấy có tội, hoặc là họ bị ám ảnh bởi các hành vi xấu xa của họ trong quá khứ. Còn những người bị sai khiến bởi lòng tham lam, lòng sân hận, và sự si mê (tham sân si), họ luôn luôn cảm thấy khó khăn trong việc buông xả tài sản, và lòng thù hận. Điều này chắc chắn sẽ dẫn họ đến cái chết trong đau khổ. Tuy nhiên, nếu họ may mắn có những người bạn giúp họ nhớ lại các việc làm tốt trong quá khứ, và nhắc họ buông xả mọi vật, tâm họ sẽ trở nên trong sáng hơn, và một cái chết bình an có thể xảy ra cho họ.
TRONG CUỘC SỐNG, CÁI CHẾT LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN XẢY RA, NHƯ THẾ CHÚNG TA CẦN CHUẨN BỊ CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Chuẩn bị cho cái chết là một điều cần thiết cho tất cả mọi người, bởi vì mọi người sẽ phải đối mặt với cái chết, không cần biết chúng ta là ai, cũng như tình trạng cuộc sống chúng ta như thế nào. Chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết, bằng cách thực tập ‘Suy Ngẫm Về Cái Chết’. Điều này có nghĩa là chúng ta nên tự nhắc nhở liên tục chúng ta rằng chính chúng ta sẽ chết.
Chúng ta chỉ chưa biết là sớm hay muộn, khi nào, ở đâu và như thế nào. Rồi, chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Nếu chúng ta chết sớm, chúng ta có sẵn sàng chưa? Chúng ta đã làm các việc tốt lành cho những người thân yêu và cả những người khác chưa? Chúng ta đã làm đầy đủ bổn phận chưa? Chúng ta có làm đầy đủ trách nhiệm cho tất cả mọi thứ mà chúng ta đang có chưa? và hơn hết chúng ta có sẵn sàng để buông xả mọi thứ chưa? Nếu câu trả lời là: ‘chưa’, thì chúng ta phải làm nhiều việc thiện kể từ bây giờ, và cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ, và trách nhiệm của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta phải học hỏi để buông xả mọi vật. Làm việc thiện để chúng ta chẳng còn gì phải hối tiếc. Chúng ta tập buông xả để cho phép chính bản thân mình đối mặt với cái chết, rồi bản thân sẽ sẵn sàng cho cái chết ngay lúc này hoặc bất cứ lúc nào trong tương lai.
SỰ SỢ HÃI CÁI CHẾT LÀ MỘT TRONG CÁC YẾU TỐ GÂY PHIỀN MUỘN CHO NGƯỜI SẮP CHẾT. BẤT KỂ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI BỆNH, CHÚNG TA CÓ CÁCH NÀO GIẢI QUYẾT KHÔNG?
Sự sợ hãi cái chết xảy ra khi chúng ta có khuynh hướng quên rằng ai rồi cũng phải chết. Chúng ta có thể có các công việc đang dở dang, và chúng ta lo lắng về các người thân yêu, hoặc là tài sản. Chúng ta cũng có thể sợ hãi cái chết bởi không chắc chắn là điều gì sẽ xảy ra sau khi chết. Sự sợ hãi cái chết có thể giảm bớt đi, nếu chúng ta thường xuyên thực tập suy ngẫm về cái chết, nếu chúng ta cố gắng hết sức giúp đỡ người thân, và cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, cũng như những trách nhiệm mà chúng ta phải làm . Thiền định là một phương cách tốt để trau dồi tâm trí, giúp bản thân dễ dàng chấp nhận cái chết: xem cái chết là một phần của cuộc sống, mà không sợ hãi gì cả.
THIỀN ĐỊNH CÓ THỂ GIÚP CHO NGƯỜI BỆNH GIẢM BỚT ĐAU KHỔ LÚC CUỐI ĐỜI KHÔNG? NẾU CÓ, THÌ NHƯ THẾ NÀO? ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TRƯỚC KIA CHƯA BAO GIỜ THIỀN ĐỊNH, CÓ GIÚP ÍCH GÌ CHO HỌ KHÔNG?
Thiền định giúp cho chúng ta bớt đau khổ. Lúc cuối đời, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể tập trung vào hơi thở: hơi thở vào, và hơi thở ra. Một khi tâm và hơi thở người bệnh hài hòa, sự tập trung và sự bình tĩnh sẽ xảy đến. Tâm bình yên sẽ tạo ra một số chất hóa học trong cơ thể người bệnh, làm cho họ dần dần giảm bớt nỗi đau đớn. Sự bình an của thiền định cũng chuyển hướng tâm của người bệnh ra khỏi nỗi đau đớn của thể xác, và cho phép người bệnh quên đi sự đau đớn, hoặc là làm người bệnh cảm thấy đau ít hơn.
Thiền chánh niệm cũng có thể giúp chúng ta bớt đau khổ. Thiền chánh niệm giúp tâm chúng ta buông bỏ, không còn nắm giữ sự đau đớn. Thay vì “tâm hồn tôi đau khổ”, chánh niệm cho phép chúng ta nhận biết sự đau đớn. Điều nầy giúp chúng ta giảm bớt nỗi đau đớn về tinh thần. Do đó, chỉ còn nỗi đau đớn về thể xác là tồn tại.
Các vị thầy có kinh nghiệm về thiền định có thể chỉ bày cho chúng ta phương cách để làm giảm bớt đi cường độ của sự đau đớn. Một môi trường bình an và thích hợp cũng có thể giúp cho người bệnh giảm bớt đi sự đau đớn. Những lời nhắc nhở người bệnh về các việc làm tốt của họ trong quá khứ, hoặc là tập trung tâm trí họ vào những hình tượng thiêng liêng về tôn giáo của họ, các điều nầy cũng sẽ hỗ trợ cho thiền chánh niệm.

Đang tải...

Bình luận