Tâm linh huyền bí

Trùng tang liên táng là gì và cách hóa giải

Đang tải...

Trùng tang hay còn gọi là trùng tang liên táng là một hiện tượng huyền bí chưa có lời giải đáp nhưng lại có thật trong cuộc sống. Đó là hiện tượng gia đình có người mất nhưng có thể không biết mình đã chết nên quay lại kéo những người thân của mình đi theo.

Hiện tượng này vẫn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, và nó là một nỗi ám ảnh kinh hoàng cho gia đình, dòng họ nào mắc phải, có thể khiến một gia đình đông đúc chỉ sau vài năm phải tuyệt tự. Vậy trùng tang thực chất là như thế nào và cách hóa giải ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Trùng tang liên táng là gì?

Theo dân gian, trùng tang liên táng là hiện tượng gia đình có một người khuất vào thời điểm xấu, nên không thể siêu thoát, nghĩ là mình vẫn còn sống nên vẫn quanh quẩn bên người thân của mình. Trong thời gian chưa mãn tang, họ có thể kéo theo những người thân trong gia đình, dòng họ của mình chết theo và chỉ dừng lại ở các con số 3, 5, 7, 9. Vì thế, nó gây ra một nỗi sợ rất lớn cho những gia đình, dòng họ nào không may gặp phải.

trung-tang-lien-tang-la-gi-va-cach-hoa-giai

 Các trường hợp được coi là trùng tang liên táng:

– Trùng tang ngày:  nghĩa là trong vòng 3 ngày sau khi người đó chết, gia đình, dòng họ sẽ có người chết theo. Đây là trường hợp trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình trở nên bấn loạn, trở tay không kịp.

– Trùng tuần đầu: tức là gia đình sẽ có người chết theo sau đó cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trường hợp trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến cúng 49 ngày của người đó.

– Trùng tang năm: có nghĩa là gia đình sẽ có người khuất sau đó cho đến hết 3 năm và có thể hơn tùy thuộc vào thời gian bốc mộ. Trường hợp này có phần nhẹ hơn, bởi gia đình có nhiều thời gian để hóa giải.

Cách hóa giải trùng tang liên táng

Gia đình nào có người chết trùng phải gửi người đó lên chùa ngay lập tức, tuy nhiên, không phải tất cả các chùa đều giữ được vong chết trùng. Điều đó phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và ộ cao tay của vị sư trụ trì.

Trong trường hợp trùng nhẹ, gia đình có thể gửi lên một ngôi chùa nào đó gần nhà, và nhờ các nhà sư sẽ hàng ngày đọc kinh niệm phật cho vong hồn sớm được siêu thoát.

Nếu trùng tang liên táng nặng, bắt buộc gia đình phải gửi vào chùa Hàm Long – ngôi chùa được coi là trung tâm “nhốt trùng” lớn nhất cả nước thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa cổ hàng trăm năm này có các vị sư tăng cao tay đã có những phương pháp Trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả nên khắp nơi trong nam ngoài bắc có trùng tang đều đem về đó để nhốt trùng.

Những lưu ý khi nhốt trùng

Khi đưa vong lên chùa phải nhờ những người không phải anh em họ hàng, hoặc ít nhất cũng là người bên họ ngoại. Bởi vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.

Sau khi đưa di ảnh của người quá cố lên chùa gia đình sẽ được phát lá bùa đeo giữ trong suốt ba năm. Bùa này có một mặt là chữ Nho, một mặt là hình Phật Bà Quan Âm. Sau khi giải vong, gia đình sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách kiêng kỵ.

Sau khi đã gửi vong lên chùa, người nhà không được lập bàn thờ cúng bái người quá cố nữa kể cả ngày giỗ tết, vì chỉ cần đốt hương và đọc tên người đã khuất thì nó như chìa khóa mở ngục cho vong thoát ra ngoài.

Sau khi đã lên mộ tròn có nghĩa là người chết đã được về với tổ tiên, gia đình mới được thờ cúng lại bình thường.

Theo quan niệm dân gian thì ngày trùng tang là ngày đại kỵ trong việc an táng và chôn cất. Ngày này còn được gọi  là ngày cướp sát. Chúng ta có thể tính ngày trùng tang như sau:

Đang tải...

Đối với tuổi Thân, Tý , Thìn kỵ Tỵ. Có nghĩa là người chết tuổi Thân, tuổi Tý và tuổi Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày trùng tang, thì tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ. Bởi nếu chôn cất vào những ngày trùng tang thì ngay sau khi an táng xong, trong gia đình sẽ xảy ra các trường hợp tùng tang liên táng trong gia đình, dòng họ. Tương tự đối với các tuổi Tỵ, Dậu, Sưủ kỵ Sưủ; Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi; Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm.

Có một trường hợp gọi là Trùng nhật, ví dụ ngày Tuất, tháng Tuất, năm Tuất, ngày Hợi , tháng Hợi, năm Hợi,… Người ta tránh tẩm liệm, an táng, chôn cất và cải táng vào những ngày trùng như thế này. Bởi người chết cho dù ở bất cứ tuổi nào cũng đều xung kỵ ngày này, nên nếu chôn cất vào ngày trùng ắt sẽ có một người thân bị chết theo, tuy vậy vẫn nhẹ hơn trùng tang liên táng.

Đang tải...

Bình luận