Phong tục tập quán

Tục dựng cây nêu ngày Tết

Đang tải...

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục thường thấy ở một số vùng quê Việt Nam. Tục dựng cây nêu có ý nghĩa là báo cho ma quỷ rằng ở đây đã có chủ không được quấy nhiễu bằng tiếng động.

tục dựng cây nêu ngày tết

Ý nghĩa của phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 5 – 6 mét, được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi có gió thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai.

Đang tải...

Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động này là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà đã có chủ, không được tới quấy nhiễu… Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ởcây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Ngày xưa, khi nước ta chưa cấm đốt pháo vào đêm trừ tịch ngưòi ta còn đốt pháo ỏ cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuối ma quỷ hoặc những điều không may.

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tối đêm giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mồng bảy thì cây nêu được hạ xuống, ở một số thành phố, thị xã, người ta thay cây tre bằng cây mía để tượng trưng thay cho cây nêu.

Về ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày Tết. Theo tích xưa, vùng đất tốt đều do quỷ chiếm dữ, con người phải làm thuê cho quỷ để kiếm sống. Đến một ngày nhờ có Đức phật hiến kế giúp con người thỏa thuận với quỷ xin một miếng đất nhỏ rộng bằng một cái bóng manh áo che phủ. Khi quỷ đồng ý, đức Phật tung áo cà sa lên trời, chiếc áo bay mãi lên cao đổ bóng xuống che kín mặt đất đuổi quỷ ra biển đông.

Từ đó hàng năm con người dựng cây nêu treo vật lên cao để ngụ ý làm quỷ nhớ lại giao ước với con người đồng thời treo thêm một vài vật phẩm nhằm ân huệ cho quỷ có vật phẩm mà sống và chứng minh sự giao hảo của con người. Lễ thượng nêu muộn nhất phải được cử hành vào ngày 30 tháng chạp âm lịch, cùng ngày với lễ cúng tất niên tiếp đón những vong linh người quá cố trở về ăn Tết với gia đình. Cây nêu được trồng ngay trước cửa nhà từ ngày đó cho đến ngày mồng 7 Tết là hạ nêu.

Trên đây là phong tục dựng cây nêu ngày Tết, bạn quan tâm tới Tử vi 2015, quan tâm tới xem boi xem tuổi xông đất vào mục Xông đất 2015!

Đang tải...

Bình luận