Văn khấn

Văn khấn ban Đức Ông đầy đủ, chính xác nhất trong dịp lễ chùa đầu năm

Đang tải...

Theo phong tục người Việt, khi đến lễ chùa phải đặt lễ vật, lên hương, khấn ban Đức Ông trước tiên. Cùng boi.vn tìm hiểu văn khấn ban Đức Ông đầy đủ, chính xác nhất qua bài viết sau đây.

Ý nghĩa văn khấn ban Đức Ông

Theo phong tục đi chùa, tín đồ, Phật tử đến chùa hành lễ phải đặt lễ vật, thắp hương và đọc văn khấn tại ban thờ Đức Ông trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa thực sự của ban thờ Đức Chúa Ông.

Văn khấn ban Đức Ông đầy đủ chính xác nhất trong dịp lễ chùa đầu năm

Văn khấn ban Đức Ông đầy đủ chính xác nhất trong dịp lễ chùa đầu năm

Theo nếp sống văn hóa người Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, văn hóa đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Đức mẹ, Đức Ông, Đức Phật,…

Chùa chiền là nơi chứa đựng văn hóa linh diệu của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh. Nếp sống văn hóa đẹp này đã đi vào cuộc sống tinh thần của con người từ ngàn đời nay. Chùa chiền không chỉ là nơi thờ từ, chùa con là địa điểm sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng (Đi chùa cầu an vào ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng), có thể cầu nguyện các Chư vị phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

Thần tích về Đức Ông

Chắc hẳn mọi người từng đi chùa đều quen thuộc với danh xưng Đức Chúa Ông hay Đức Ông. Bất kỳ ngôi chùa nào cũng phải có một ban riêng thờ tự Đức Ông. Tượng Ngài cũng có ở tất cả các ngôi chùa Phật giáo truyền thống. Kinh sách nhà Phật vẫn ghi chép lại sử sách lưu truyền, trấn động trời xanh của ngài. Tương truyền, Đức Chúa Ông tên thật là Anathapindika – một doanh nhân, trưởng giả giàu có ở Ấn Độ cổ đại.

Văn khấn ban Đức Ông đầy đủ chính xác nhất trong dịp lễ chùa đầu năm

Văn khấn ban Đức Ông đầy đủ chính xác nhất trong dịp lễ chùa đầu năm

Khi xưa, Đức Ông là một tín đồ giàu có, mộ đạo.Ngài đã bỏ ra một lượng tài sản khổng lồ để dát vàng kín khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Vệ Xá, mua lại khu vườn xinh đẹp, cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết pháp. Ông chính là vị thí chủ lớn nhất của Đức Phật, rộng rãi nhất từ trước cho đến nay.

Không chỉ vậy, Ngài còn nổi tiếng người có tấm lòng quảng đại, tấm lòng từ bi, hướng thiện. Ngài thường xuyên làm việc tốt, hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người nghèo khổ, nhất là cô nhi quả phụ, tích phúc đức cho đời. Ngài còn bảo trợ tăng ni, một lòng vì Phật giáo, là tín đồ có lòng trung thành hướng Phật.

Ngài làm nhiều việc thiện lương, hết lòng hướng về chánh pháp của Đức Phật. Do vậy cho dù không phải là Phật nhưng Cấp Cô Độc vẫn được thờ tại các ngôi chùa, tôn làm Long Thần hộ pháp, được xem là vị thần cai quản, bảo vệ không gian thanh tịnh của chùa. Lâu dần, người ta quên đi nguồn gốc thực của Đức Ông, chỉ còn nhớ tới việc Ngài là vị Thần canh giữ chùa.

Đức Ông là một vị thần chủ. Ngài được thời tại ban riêng, hai bên văn võ hầu cận. Theo trình tự lễ chùa, tín đồ, Phật tử phải dâng lễ ban Đức Ông trướ tiên, báo cáo, xin phép rồi mới tới lễ ban Phật. Đức Chúa Ông không chỉ là thần hộ chùa mà còn là thần bảo vệ trẻ nhỏ vì lúc sinh thời thường xuyên cung cấp, hóa độ, cưu mang mẹ con côi cút, góa bụa. Trong dân gian, với những đứa trẻ khó nuôi, hay quấy khóc hoặc ốm yếu thì cha mẹ sẽ bán khoán con lên chùa vào cửa Đức Ông.

Lễ vật dâng lên ban Đức Ông

Theo phong tục truyền thống Việt Nam, khi đến Chùa bất kể to nhỏ, nhiều ít, hèn sang đều nên có một chút lễ để dâng lên các ban. Tùy tâm mà mâm lễ được đặt những vật phẩm khác nhau. Nơi Chùa là nơi thờ Tam Bảo nên cần sắm các lễ chay như hương hoa quả, phẩm oản… để dâng.
Lễ Chay tại chùa thường bao gồm: Hương hoa, quả, phẩm oản, trà, tiền vàng,… dùng để dâng lễ Phật, Bồ Tát.

Văn khấn ban Đức Ông tại chùa

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………………………………

Ngụ tại ……………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa …………………trước Ban Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh nhà Chùa.

Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện!”

Đang tải...

Xem thêm bài viết: BÀI VĂN KHẤN MÙNG 1 TẾT – CÚNG THẦN LINH VÀ GIA TIÊN NGÀY MÙNG 1 TẾT.

Đang tải...

Bình luận