Phong tục tập quán

Phong tục tín ngưỡng lễ chùa đầu năm và những kiêng kỵ cần nhớ

Đang tải...

Lễ Chùa đầu năm là nét đẹp trong phong tục tập quán của người Việt từ xưa đến nay. Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay. Có rất nhiều những điều kiêng kỵ không nên làm mà có khi lâu nay ta vẫn mắc phải. Cùng tìm hiểu

Nguyên tắc ra vào chùa

– Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ Đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính.

– Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

– Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Chỉ cắm 1 nén hương vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…

phong-tuc-tin-nguong-le-chua-dau-nam-va-nhung-kieng-ky-can-nho

phong-tuc-tin-nguong-le-chua-dau-nam-va-nhung-kieng-ky-can-nho

– Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.

– Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì. Chỉ đứng lễ hoặc quỳ chếch sang bên một chút.

– Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa, vật tuy sơ sài nhưng quả báo không gánh hết.

– Vào Phật đường và Tam Bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.

– Không nên ngắm tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật, trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước Tam Bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

– Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam Bảo. Những tội này đều bị thiêu nơi địa ngục, kẻ tu hành dù chuyên chú đến mấy cũng không chính quả.

– Khi vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật và khu vực Tam Bảo, lưu ý đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

– Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít hay nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì nếu làm vậy sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục.

– Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…

– Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.

– Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.

– Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.

Sắm sửa lễ vật

Đang tải...

– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…

– Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc…Tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

– Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…

– Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn (như gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông (vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa), Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật, Bồ Tát tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

– Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ. Tại đình, đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.

– Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.

Trang phục

– Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

– Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nhiều người khi lễ Phật, thậm chí nhiều vị trí nhạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng.

Cầu nguyện

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

Công đức

– Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy chứng nhận công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công mà nên hóa vàng giấy này.

– Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ hoặc đặt vào tay tượng. Một lưu ý quan trọng là thay vì đặt tiền vào hòm công đức chính giữa, bạn nên đặt tiền vào hòm công đức nằm lệch bởi hòm công đức đặt chính giữa, ngay trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn tại ban thờ. Đặt tiền vào đây vô tình làm trường khí xấu càng bị xáo động, bất lợi cho mọi người.

Lộc chùa

– Nhiều người có thói quen mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, là không nên. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại, hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.

– Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.

– Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng đều không mang về đặt lên ban thờ.

– Bùa, phù chú… đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ tổ tiên hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người.

Đang tải...

Bình luận

Liên kết: