Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.
Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thuyết kể rằng, năm ấy, khi người nông dân đang ăn mừng vì được mùa thì đột nhiên sâu bọ kéo đến ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Đang lúc nông dân đau đầu trước nạn sâu bọ hoành hành, thì bỗng nhiên có một ông lão xưng là Đôi Truân từ phương xa tới, đã chỉ cho dân chúng cách bài trừ sâu bọ.
Theo đó, mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân nghe và làm theo thì chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt.
Ông lão còn dặn: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng rất biết ơn và định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Từ đó đến nay, người Việt có tục giết sâu bọ vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thực tế, những ngày đầu tháng 5 là thời điểm giao mùa, các loài sâu bọ cũng phát triển mạnh mẽ. Ngày “Tết giết sâu bọ” là một trong nhiều tập tục văn hóa, lễ hội của người Việt nhằm tạ ơn tổ tiên, cầu cho mùa màng bội thu, con người được khỏe mạnh, không bị ốm đau, bệnh tật, ma quỷ quấy phá.
Những việc thường làm trong tết đoan ngọ
Tại Việt Nam, ngày tết Đoan Ngọc được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và cùng đó là thờ cúng tổ tiên. Người Việt nam gọi đây là ngày “Tết giết sâu bọ” bời đây là giai đoạn chuyển mua, chuyển tiết, dịch bệnh rất dễ phát sinh. Chính vì vạy trong dân gian có rất nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Đối với những đứa trẻ con, từ sáng sớm khi chúng còn đang ngủ, người ta bôi vào thóp thở và ngực, vào rốn một chút hồng hoàng với mục đích là để “trừ khủu trùng”. Hồng Hoàng có tên khoa học lả “Realgar, Orpiment” đây là một vị đông dược có tính chất ấm và cay là một khoáng thạch có chưa chất A-sen, màu đỏ da cam và dùng để chữa các chứng kinh phong, kinh giật hoặc sốt kéo dài. Còn sử dụng bên ngoài thì chữa lở – ngứa, mụn nhọt và chữa các vết do rắn rết sâu bọ độc cắn.
Trẻ em giất sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay và bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, và đeo chỉ ngũ sắc. ( Ở nhiều vùng trẻ em sẽ được nhuộm móng tay màu đỏ từ tối hôm trước để sáng hôm sau sẽ có móng tay đỏ đẹp )
Vào ngày tết “giết sâu bọ” cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy sớm và chuẩn bị những lễ vật để thờ cúng tổ tiên hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Dân gian quan niệm rằng đây là thời điểm quẻ trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái khi đó họ cúng tổ tiên để cầu mong một mùa màng bội thu.
Trong ngày này nhiều người còn tắm nước là mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ:. Những địa phương ở vùng ven biển thì nhằm đúng giờ Ngọ để đi tắm biển. Theo quan niệm của dân gian thì đây là ngày khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an vào giờ Ngọ.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà guây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi bệnh tật.
Cũng theo lệ này đúng giờ ngọ ( 12h trưa ) người dân ở nông thôn rủ nhau đi hái lá. Đây là thời điểm mà dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời tỏa ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khí cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nuốc xông giải cảm rất tốt.
Cũng vào giờ Ngọ ngày 05/05 nhiều người ra sân nhìn lên mặt trời bằng mắt trần và nháy mắt 7 lần ( đối với nam ), nháy mắt 9 lần ( đối với nữ ) để quanh năm không bị bệnh đau mắt đỏ.
Ở những vùng thành thị phố phường không có vườn tược cây cỏ thì người dân có tục lệ đi mua là thuốc mùng 5. Những người buôn bán từ quê lên cũng tranh thủ như vậy mà mang theo rất nhiều loại lá để bày bán. Lá được chia làm từng loại riêng biệt, người đi chợ mua lấy những loại lá có mùi vị mà mình ưa thích. Đúng giờ ngọ ngày mùng 5 đem phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, sử dụng khi cần.
Những món ăn chính trong ngày Giết sâu bọ
Rượu nếp
Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong Tết Đoan Ngọ. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm để giết sâu bọ.
Rượu nếp được ủ từ xôi còn nguyên hạt để lên men, còn gọi là “cái”. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Hoa quả
Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm với hoa quả đầu mùa. Một số thức quả thường xuất hiện trên các mâm lễ của các gia đình trong ngày này như: vải, mận, quất hồng bì, đào, chuối, dưa hấu, dứa…
Bánh gio (bánh tro)
Bánh gio là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ của người dân ở miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương.
Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật, sánh, rất hấp dẫn.
Thịt vịt
Với người dân ở một số vùng miền như miền Trung, miền Nam, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Kể cả khi người dân có quan niệm kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng vì sợ đen đủi thì vào ngày 5/5 âm lịch, vẫn có nhiều người ăn thịt vịt.
Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.