Bệnh viện Đại học Y Tokyo, Nhật Bản vừa mới đây đã xảy ra một chuyện lạ trong phòng phẫu thuật. Các báo cáo thuật lại vụ việc, trong khi các bác sỹ của bệnh viện đang phẫu thuật cổ tử cung cho một phụ nữ 30 tuổi bằng kỹ thuật laser thì bệnh nhân này bất ngờ “xì hơi”. Khí gas (xì hơi) bắt lửa với máy laser của bác sĩ tạo ra một vụ cháy dữ dội.
Bệnh nhân cũng bị bắt lửa, và bỏng nghiêm trọng ở phần thắt lưng và chân.
Một nhóm chuyên gia độc lập đã phân tích nguyên nhân hỏa hoạn và xác định không có bất kỳ vật liệu dễ cháy nào khác có mặt tại thời điểm phẫu thuật, các thiết bị y tế sử dụng trong phẫu thuật cũng không có trục trặc nào.
Sau khi điều tra vụ việc, nhóm chuyên gia kết luận: “Khí từ đường ruột của bệnh nhân lan tỏa vào không gian cộng với sự bức xạ của laser đã khiến thiết bị cháy và gây ra hỏa hoạn”.
Thức ăn bị vi khuẩn tiêu hóa và tạo ra các loại khí khá nặng mùi như hydrogen, sulfide, metan, hydro. Đây là những chất có khả năng gây cháy cao, đặc biệt là khí hydro. Ngọn lửa mà nó gây ra có màu vàng hoặc cam.
Nếu ngọn lửa có màu xanh thì đó là dấu hiệu của lượng khí metan cao bất thường. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ở những người ăn nhiều chất xơ thì hàm lượng khí metan khi xì hơi cao hơn bình thường.
Bạn nghĩ rằng việc xì hơi có thể thổi bùng một ngọn lửa gây cháy lớn là trò đùa vui, nhưng thực sự nó nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ. Năm 2008, một cậu bé 12 tuổi đã tự làm bỏng tới 18% lưng, chân, tay mình khi thử trò đùa này bằng một chiếc bật lửa gas. Và một cuộc khảo sát khác cũng cho kết quả 25% số người thử trò đùa này tự làm bỏng chính mình.