Phong tục tập quán

Làm lễ cúng Táo quân ở đâu chuẩn nhất?

Đang tải...

Người dân Cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp mong cầu các Táo giúp họ giữ “bếp lửa” gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Nhưng cúng như thế nào mới đúng?

Chỉ cúng Táo quân trong phạm vi gia đình

Theo giáo sư Sử học Lê Văn Lan, cúng Táo quân có hai tầng ý nghĩa. Ý nghĩa khởi nguồn của nó là bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm áp, no đủ của các tộc người. Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện “hai ông một bà” (thần Đất, thần Nhà, thần Bếp), và vẫn mang ý nghĩa mong một cuộc sống no đủ, bếp nhà luôn đỏ lửa.

cung-tao-quan-dung-cach

cung-tao-quan-dung-cach

Dù ở tầng ý nghĩa nào thì tục cúng Táo quân cũng là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy.

Việc cúng Táo quân chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình, với mâm cơm canh thanh sạch, và 3 con cá chép – phương tiện để Táo quân lên chầu Trời, báo cáo công việc của gia đình năm qua. Người dân không nêncúng Táo quân ở nơi thờ chung của cộng đồng.

Ông Táo cúng ở bếp

Nói về việc cúng Táo quân nên ở bếp hay ban thờ gia tiên, Đại đức Thích Chúc Tiếp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Hiện ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo. Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ…

Đang tải...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương cũng chia sẻ về vấn đề này. Theo đó, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Đang tải...

Bình luận

Liên kết: