Phong tục tập quán

Phong tục Gói bánh chưng bánh bánh dầy ngày Tết

Đang tải...

Gói bánh gói bánh chưng ngày Tết là một phong tục không thể thiếu với người Việt nam ta. Một năm qua đi việc gói bánh chưng vừa là cúng gia tiên vừa dịp để mọi người thể hiện sự ấm no hạnh phúc, là ngày gia đình sum vầy, quây quần bên nhau.

xem phong tục gói bánh chưng bánh dầy ngày tết

Phong tục Gói bánh chưng bánh bánh dầy ngày Tết

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Ngày xưa các cụ gói bánh chưng bằng tay không bằng khuôn mà vẫn rất đẹp, ngày nay khoa học tân tiến con người dành ít thời gian hơn vào việc gói bánh chưng hơn, do vậy để gói bánh chưng thật nhanh mọi người dùng khuông để gói.

Bánh chưng được gói bằng lá dong, nhưng nếu nhà nào có người mới sinh chưa được 3 tháng vẫn có thể ăn bánh chưng ngày Tết bằng việc thay lá dong gói bánh chưng bằng lá chuối.

Ngoài phong tục gói bánh ngày Tết, bạn quan tâm tới tử vi hàng ngày bạn vô xem tại 12 Con Giáp. Xem tuổi xông đất trong năm nay có tại mục Xông đất 2015! Boi.vn cung cấp thông tin xem boi về tâm linh, tử vi 2015,…

Bánh dầy hình tròn, màu trắng, nằm gọn trong lòng bàn tay tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương. Trong xã hội Việt Nam thời xưa, bánh dầy dùng làm lễ vật tinh khiết để tế Trời và tế Thần. Chấp nhận Trời là đấng khai sáng vũ trụ, chủ tể trời đất. Thần là chủ trị địa phương.

Bánh dầy còn là lễ vật khao vọng cho những người được thăng quan tiến chức, hay học hành đỗ đạt. Biếu cặp bánh dầy là có ý nói lên lòng mơ ước tân chức biết sống có đức – độ, lấy quyền hành mà làm ích quốc lợi dân, thảo hoạch chương trình hành động theo ý trời hợp với lòng dân. Một thứ nhắc khéo là đừng vinh thân phì gia, đừng hãm hiếp dân lành, đừng vơ vét tham nhũng của dân.

Còn bánh chưng thì hình vuông, tượng trưng cho đất, theo quan niệm bình dân: Trời tròn đất vuông. Bánh dầy tượng trưng cho Trời, cho cha, cho rồng, cho sức mạnh… thì bánh chưng tượng trưng cho đất, cho mẹ, cho Âu Cơ, cho vẻ đẹp mỹ miều của Tiên. Việc gói bánh chưng phiền phức hơn làm bánh dầy, cũng nói lên tính cách phiền toái, đa dạng của lối sống trên mặt đất. Bánh chưng gói ghém hoa màu đồng nội, biến những thực phẩm thông thường hàng ngày của người nội trợ như thịt, mõ, đậu, hành;-tiêu muối… thành một hương vị đặc biệt của ngày Tết.

Đang tải...

Bánh chưng được gói năm ba lốp lá như lòng người mẹ bao bọc lấy người con. Con từ khi trong lòng mẹ, đến khi con chào đời, mẹ lo lắng cho từng cái khăn tã, cái miếng cơm ăn, miếng nước uống. Lòng mẹ bao la không hề quản khó nhọc nuôi con, dạy dỗ cho con thành người. Ngày Tết, ngày sum họp gia đình, ăn một miếng bánh chưng là cảm nghĩ về mẹ, sống với mẹ. Anh chị em đùm bọc lấy nhau, vì cùng một mẹ sinh ra như trăm con nở ra từ một bọc trứng. Ngày Tết là ngày vui nhất của đại gia đình về sum họp.

Bánh chưng xanh, nhân nhụy vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê, của đời sống chăn nuôi an vui xóm làng… gợi cho ta nhớ đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người.

Buộc bánh chưng phân làm 9 khung đồng đều cùng có một ý nghĩa nhất định. Vì thực ra, bánh chưng còn tiêu biểu cho công bằng pháp lý, cho việc chia cắt ruộng đất hợp lý và tổ chức xã hội Việt Nam thuở xưa. Thôn xóm thì có lũy tre xanh bao bọc. Ruộng đất thì có phần màu mỡ, phần kém tốt tươi. Phần màu mỡ dùng làm công điền công thổ. Phần còn lại đem phân chia đồng đều cho dân làng. Chia đều để tránh phân bì, ghen ghét và trọng tư cách mỗi nhà. Cho nên lúc ăn bánh chưng, phải lấy lạt tre cắt sao cho các phần đồng đều, vừa đẹp mắt, vừa không ai phân bì ít nhiều, để nhớ đến biểu tượng công bằng xã hội của bánh chưng.

Đang tải...

Bình luận