Văn khấn

Văn khấn lễ Phật, lễ ban Tam Bảo tại chùa theo chuẩn phong tục Việt

Đang tải...

Đi chùa lễ Phật là một nét đẹp trong truyền thống phong tục Việt. Hàng năm, mọi tín đồ, Phật tử sắm chút lễ chay tịnh cùng bài văn khấn lễ Phật nô nức lên chùa. Cùng boi.vn tìm hiểu kỹ hơn về nét tín ngưỡng tâm linh đẹp này qua bài viết sau đây nhé.

Ý nghĩa trong nét đẹp truyền thống đi chùa, lễ  Phật

Đa số người dân Việt di chùa theo phong tục tập quán, nếp sống. Từ đời này qua đời khác với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Họ đến chùa trẩy hội, cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, cầu chuyện làm ăn, buôn bán hanh thông, nhiều vận may. Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày Rằm và mồng Một hàng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo.

Văn khấn lễ Phật, lễ ban Tam Bảo tại chùa theo chuẩn phong tục Việt

Văn khấn lễ Phật, lễ ban Tam Bảo tại chùa theo chuẩn phong tục Việt

Ngoài ra, nhiều người cũng đến chùa vì gặp khúc mắc trong cuộc sống, như khi thi trượt, đau khổ vì chia tay người yêu, thất nghiệp,…và khi không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc. Với họ, đến chùa không những giúp bình tâm trở lại mà đôi khi việc đi chùa còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình.

Phật tử đến chùa để học giáo lý nhà Phật, để hiểu được triết lý Nhân – Quả, tìm sự bình an cho gia đình. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn.

Sắm lễ khi đi lễ Phật tại chùa

Khi đến chùa dâng hương, lễ Phật, quý tín đồ nên chuẩn bị lễ vật bao gồm: hương nhang, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè,… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Chỉ được phép đặt lễ chay trên hương án thờ Phật. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả,… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Không nên mang vàng, mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi sử dụng để lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Xem tuổi xông nhà qua bài viết: XEM TUỔI XÔNG NHÀ, XÔNG ĐẤT NĂM 2019 KỶ HỢI.

Đi lễ Phật cầu gì?

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm,…

Văn khấn lễ Phật, lễ ban Tam Bảo tại chùa theo chuẩn phong tục Việt

Văn khấn lễ Phật, lễ ban Tam Bảo tại chùa theo chuẩn phong tục Việt

Khi quý tín đồ bước qua cổng tam quan để vào chùa phải đi cổng Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Quý tín đồ có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

Văn khấn lễ Phật, lễ ban Tam Bảo tại chùa theo chuẩn phong tục Việt

“Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương !

Đang tải...

Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm …………..

Tín chủ con là: …………………………

Ngụ tại: …………………………..

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa: ……………………..

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ, Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật ! (3 lạy)”

Xem thêm bài viết: Văn khấn mùng 3 Tết và sắm lễ theo chuẩn phong tục tập quán người Việt.

Đang tải...

Bình luận