Xem bát tự đoán vận mệnh phần 2. Sau khi xác định Thiên can nhật nguyên (Thiên can ngày sinh trong tứ trụ), hãy tìm đến phần chú giải của mình trong bài viết này, đọc và tìm hiểu, bạn có thể tự mình tìm được cách sống phù hợp nhất giúp bạn cải vận cát tường.
Xem bát tự đoán vận mệnh phần 2
6. Kỷ Thổ:
Xem bói Kỷ Thổ đại diện cho thiên can “KỶ” là “Khôn” (Thổ) và “LY” (Hỏa) . Người có thiên can “KỶ” mà thiên về “Khôn” (Thổ) là đúng cách. Sáu vạch âm (6 HÀO) là thổ đồng bằng khắp nơi, đi trên tường cây số. Người thiên về “THỔ” phải đi nhiều, thường xuyên thay đổi vị trí công tác, liều lĩnh, thường nôn nóng không bình tĩnh. Cần phải lựa trọn bạn bè, nếu không sẽ bị thua thiệt, nếu chơi với những hạng người “hót giỏi” thì càng thua thiệt hơn. Thường hay giúp đời, tạo phúc, ôn hào, chậm rãi. “Khôn” là thần vệ nữ, là người mẹ nên có tính cách như thế không thể đứng đầu chòm được; hãy nên làm phó vì không quyết được. Nữ có thiên can “KỶ” thường hay có tính tích lũy đến nhu nhược, bần tiện. Tham vọng nhiều nhưng bị bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Tính chất của người Thiên Can “KỶ”
Người có thiên can “KỶ” mà có “Ly” vượng sẽ thông minh, có tình thương của con người nên nhiều lúc “làm phúc phải tội”. Là người luôn giữ chữ tín nên không ưng những người “nói không giữ lời”. Có “Ly” (hỏa) thì lời nói sẽ có hồn nên sẽ trở thành Thầy giáo.
Tuổi “Kỷ hợi” có linh tính tốt, nếu có thiên cơ sẽ làm Thầy “Tâm linh” nhưng cần chậm rãi và suy nghĩ chín chắn nếu không sẽ bị mắc bẫy.
Xem tử vi người có thiên can “KỶ” không bao giờ bằng lòng với chính mình, nên thường bị mất đi giá trị đích thực, tốt đẹp của gia đình. Nếu là nữ thường hay bị lầm lỗi trong suy nghĩ tình cảm (tình yêu) vì hay “đứng núi này, trông núi khác”. Đôi khi hay tự phụ, coi thường người khác.
Bệnh của người có thiên can “KỶ” thường gặp: bệnh đau đầu, mất ngủ, huyết áp, tim. Chính vì vậy, không nên thức đêm hoặc suy nghĩ nhiều sẽ tổn thọ. Nên sống cho gia đình, không nên quá tham vọng về kinh tế “của Thiên sẽ trả Địa” mà thôi.
Kỷ thổ bao dung, bính quý lai phối
Đang tải...
Trong Bát tự học, Thổ được chia thành hai loại, một loại là Thổ ướt, một loại là Thổ khô. Trong thiên can, Mậu Thổ là Thổ khô, Kỷ Thổ là Thổ ướt. Trong địa chi, Thìn Sửu là Thổ ướt, Mùi Tuất là Thổ khô.
Thổ ướt có hai khả năng, một là sinh Kim. Trong quan hệ ngũ hành, Thổ sinh Kim, nhưng trên thực tế chỉ có Thổ ướt mới sinh Kim, Thổ khô không thể sinh Kim, nếu có sinh thì cũng chỉ là hình thức. Vì vậy, Kỷ Thổ có thể sinh Kim, Mậu Thổ không thể sinh Kim. Khả năng thứ hai của Thổ ướt là tản nhiệt, khi Bát tự của một người rất nóng, muốn bổ cứu thì có thể dùng tới Thổ ướt.
Đặc tính lớn nhất của Kỷ Thổ là khả năng làm ẩm, bao dung, có thể chứa các loại ngũ hành “Kim Mộc Thủy Hỏa” khác nhau. Phản ánh trên tính cách, người Kỷ Thổ thích hợp nhất để đảm nhiệm công việc lập kế hoạch. Do thiên can thuộc tính âm, nên người Kỷ Thổ tương đối đa nghi, và hay phản bội, đôi khi làm việc quá cẩn thận nên để tuột mất cơ hội, không thể vươn lên vị trí cao nhất.
Kỷ Thổ rất cần phối hợp với Bính Hỏa và Quý Thủy. Người Kỷ Thổ sinh vào mùa hè cần có Quý Thủy để tưới mát, người Kỷ Thổ sinh vào mùa đông cần Bính Hỏa để xua tan cái lạnh. Do bản thân Kỷ Thổ thuộc Thổ ướt lạnh, cho dù cần Thủy, cũng phải cần Thủy của sương vào buổi sáng sớm, tối kỵ Thủy của sông, cũng chính là Nhâm Thủy. Rất nhiều người bị cuốn trôi do mưa lũ lớn, nguyên nhân thường là do Bát tự có Kỷ Thổ gặp Nhâm Thủy.
7. Canh Kim: Người có thiên can “CANH” thuộc “Kim” +, là sắt thép cứng, lò luyện kim, vũ khí, là “Át Nhép” nên làm kinh tế rất tốt. Nếu thiên về “Chấn” sẽ hợp với con trưởng, tính cứng rắn, quyết đoán và mạnh mẽ.
Tính chất của người thiên can “Canh”
Nếu người có thiên can “CANH” thiên về “Càn” nhiều thì “CANH” sẽ là vua của ngã quỷ, nên đòi hỏi gốc gác của gia đình lúc này rất quan trọng (phải có phúc đức tổ tiên). Thông minh, tháo vát, tài chí nhưng phải biết tu luyện bản thân và chịu lắng nghe những góp ý chân thành của người khác sẽ thành công rạng danh, sung sướng mọi mặt.
Thiên can “CANH” là mũi kiếm, nam giới nếu không được học hành tử tế, kém hồng phúc của gia đình, không chịu tu thân sẽ trở thành kẻ lừa đảo, thích đánh nhau, nghiện rượu chè, dự đoán.
Vì “Canh biến vi cô” nên sẽ có những nỗi khổ chỉ một mình mình biết, nếu đã xảy ra lúc nhỏ thì lớn lên không bị nữa. Trong quá trình làm việc, công tác thường có lúc đơn độc phải tự quyết định, tự chiến đấu. Sẽ phải lĩnh hậu quả về kiếp nạn đời này nếu nợ kiếp trước hoặc sẽ gánh chịu bởi “nhân quả” của dòng tộc. Người mang thiên can “CANH” nếu chịu tu luyện Phật pháp, làm nhiều phúc đức cho chúng sinh sẽ tự giải thoát được cho chính mình nỗi nghiệp oan trái.
Người có thiên can “CANH” có lợi nhiều hơn thiên can khác là kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng chặt chẽ về đồng tiền nên rất phù hợp với nghề kế toán, thủ quỹ. Nếu “CANH” thiên về “Càn” nhiều sẽ giỏi ngoại giao, nắm tâm lý người khác rất tốt.
Bệnh thường gặp ở người có thiên can “CANH” là: xương cốt, gân, phổi, ruột già, gan và chân.
Canh kim mang sát, gặp hỏa mà sắc
Canh kim là kim tính dương. Người có nhật nguyên Canh kim, dù là nam hay nữ, nếu hòa phóng cởi mở sẽ tốt. Nếu Canh kim rụt rè yếu đuối, thì khó mà nhập cách tốt.
Người Giáp mộc phải cao lớn uy mãnh, người Ất mộc phải nho nhã tinh tế, người Bính hỏa phải béo tốt, người Đinh hỏa phải nhỏ nhắn, người Mậu thổ phải cường tráng rắn chắc như đá, người Kỷ thổ phải mềm dẻo khéo léo, đấy mới là mệnh tốt. Người Canh kim cần phải hào phóng cởi mở, cho dù là phụ nữ cũng vậy, nam giới thì càng cần phải mạnh mẽ hào sảng. Còn Tân kim lại là kim trang trí, nên yếu đuối kín đáo.
Thiên can tính dương bị khắc mới có thể thành tài. Canh kim là quặng dưới lòng đất, làm thế nào để biến quặng thành thứ hữu dụng? Nhất thiết phải dùng Hỏa để tôi luyện, sau khi trải qua tôi rèn mới có thể phát huy được giá trị của mình. Vì vậy, người mệnh Canh kim cần phải được tôi luyện gọt giũa mới có thể thành công. Vậy người Canh kim cần loại người nào “mài giũa” nhất? Đó chính là người Đinh hỏa với bản tính tính toán chi ly. Chỉ cần Canh kim gặp Đinh hỏa, chắc chắn sẽ hiển quý phát tài; còn Đinh hỏa gặp Canh kim, tài phú sẽ dồi dào vô tận. Đinh hỏa và Canh kim gặp nhau, hai bên đều có lợi.
Cổ nhân nói: “Canh kim đới sát, cương kiện vi tối, đắc thủy nhi thanh, đắc hỏa nhi nhuệ” (tức Canh kim mang sát, tốt nhất nên cứng rắn, gặp Thủy thì trong, gặp Hỏa thì sắc). Canh kim gặp Nhâm thủy sẽ trở nên đặc biệt thanh tú, phụ nữ sẽ có sức quyến rũ đặc biệt. Nếu Canh kim gặp Đinh hỏa, sẽ được xuất đầu lộ diện; nếu lại gặp được Giáp mộc, Đinh Giáp cùng thấu, người Canh kim có thể trở nên đại phú đại quý, được người khác tôn kính, danh lợi song toàn.
Canh kim chứa đựng sát khí, thời xưa, hành tinh vào mùa thu được gọi là “thu Canh”. Trong tôn giáo tất cả những ngày “ Canh Giáp” đều có nhiều người phạm tội, cần phải tổ chức nghi lễ tế trời để giải trừ tội nghiệp. Phụ nữ có mệnh “khắc chồng” cũng chỉ phụ nữ Canh kim. Người mệnh Canh kim phần lớn đều có cuộc đời trắc trở, đặc biệt là về phương diện tình yêu và hôn nhân, thường gặp nhiều sóng gió, đó là do Canh kim quá mạnh, sẽ gây ra đau khổ và tổn thương, xem nhiều hơn về hôn nhân tại Xem tuổi vợ chồng. Tỷ lệ phụ nữ Canh kim trở thành người đồng tính luyến ái cũng nhiều hơn so với những nhật nguyên khác. Đây là sự thể hiện của nhân quả kiếp trước trên Bát tự.
8. Tân Kim: Người có thiên can “TÂN” nếu là nữ kém phúc sẽ có tính hay “ghen ăn, tức ở”, chua chát. Nếu là đàn ông tính tình nhỏ nhoi, ích kỷ, hẹp lòng, cục cằn. “TÂN” có phúc tốt sẽ học giỏi, hiền từ. Đi đứng nhẹ nhàng, lời nói ấm áp được nhiều người thương mến. Nên kinh doanh về lĩnh vực: vàng bạc, đá quý, ngoại tệ hoặc kỹ thuật vi tính.
Tính chất của người Thiên Can “TÂN”
Đại diện cho thiên can “TÂN” là “Đoài” và “Tốn”. “TÂN” là kim loại mềm, “Tân” biến vi toan.
Người có thiên can “TÂN” nếu thiên về “Đoài” sẽ là cô gái đẹp nhưng “Hồng nhan, bạc mệnh” phải trải qua hai, ba lần đò. Nếu không có phúc và không biết tu sẽ trở thành người “chua chát”, dễ trở thành quả phụ. Vì luôn mong muốn mình giầu có nên cuối đời thường bị “khánh kiệt”. Trung vận tuy có của nhưng vẫn “long đong, lân đận”. Dễ trở thành người đi tu vì “chán đời” không cho mình toại nguyện. Được nhiều người để ý tới mình, nếu hồng phúc lớn, biết “Tu thân, Tu tâm” sẽ không bị quả báo. Là người có bản lĩnh cao, biết chấp nhận. Nếu là nữ giới thì lo toan nhiều cho gia đình hai họ nên thường thua thiệt. Cần cân nhắc kỹ lưỡng những việc mới định làm, không nên quyết định vội vã sẽ hỏng việc.
Nữ giới nếu gò má cao (là mũi kiếm) sẽ quả phụ sớm. Nam giới mặt không đầy đặn cũng xấu, lận đận. Tân được cách “Tứ phủ vũ tướng” thì tốt, sẽ được cứu giúp.
Người có thiên can “TÂN” mà thiên về “Tốn” (gió) tính tình mềm yếu, hay thay đổi lập trường. Tất cả người có thiên can “TÂN” nên chú ý chọn người bạn đời hồng phúc tốt sẽ gánh đỡ những vận hạn cho mình.
Bệnh tật của người thiên can “TÂN” thường bị cảm mạo, phong hàn. Nên cẩn thận những ngày “trái gió, trở trời” và mùa đông giá lạnh. Không nên đến những nơi có băng tuyết. Nữ giới chú ý bệnh: ung thu vú, gân, xương cốt.
Tân kim lấp lánh, ưa thủy xối rửa
Tân kim là kim âm, tượng trưng cho kim của đồ trang sức, là kim lấp lánh đẹp đẽ đã được gọt giũa gia công, được mọi người ưa thích và quý trọng. Bản thân nó yếu đuối, không thích bị chặt đẽo và tôi luyện.
Người Canh kim gặp Đinh hỏa, khác nào gặp tri kỷ, vô cùng tốt đẹp, có thể được tôi luyện thành đồ hữu dụng. Nhưng người Tân kim gặp Đinh hỏa, Đinh hỏa sẽ đau khổ tột độ, Tân kim cũng cảm thấy rất khó chịu, vì Đinh hỏa sẽ thiêu cháy Tân kim trang sức. Vậy Tân kim gặp loại Hỏa nào mới cảm thấy dễ chịu? Đó chính là Bính hỏa. Vì Bính Tân có thể hợp thủy. Bính hỏa gặp Tân kim sẽ bị thuần phục bởi Tân kim, Tân kim có thể điều khiển Bính hỏa, vì cậy người Bính hỏa sẽ trở nên hiền lành khi gặp người Tân kim.
Do Tân kim yếu đuối, nên vấn đề mà người Tân kim dễ gặp phải nhất là “hậu Thổ mai Kim” (tức Thổ dày chôn Kim), nếu như Thổ quá nhiều, Tân kim sẽ bị Thổ chôn vùi, cả đời không thể ngóc đầu lên được.
Cổ nhân nói: “Tân kim hỷ Nhâm thủy chi đào” (tức Tân kim thích được Nhâm thủy xối rửa). Người Tân kim muốn hành vận phải có đủ Thổ để sinh vượng kim, nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Kim bị chôn vùi. Phương pháp giải quyết là dùng Giáp mộc để làm tơi xốp Thổ (đất), sau đó dùng Thủy để xối rửa. Làm thế nào để khiến Tân kim bị Thổ vấy bẩn có thể sáng lấp lánh trở lại? Cần phải dùng Nhâm thủy để rửa sạch Thổ, giúp nó khôi phục lại diện mạo xinh đẹp ban đầu, lại được người khác yêu thích và quý trọng.
Tân kim không mạnh mẽ như Canh kim, rất sợ bị ức hiếp mắng mỏ, may mà có sức chịu đựng dẻo dai, mặc dù bề ngoài yếu đuối, nhưng bên trong lại kiên cường bất khuất, rất có chí tiến thủ. Tân kim cũng giống như Canh kim, phải trải qua rất nhiều thử thách, cả đời phải bỏ ra rất nhiều vất vả cực nhọc mới có thể thu được thành tựu. Tuy nhiên, cho dù người Tân kim thành công, họ cũng luôn buồn phiền vì chí lớn chưa thỏa, nên không cảm thấy vui vẻ. Người Tân kim muốn hành vận, có thể mang nhiều đồ trang sức, trồng nhiều cây cối, chăm chỉ đi bơi, làm như vậy không những có tác dụng tăng cường vận khí, mà còn có thể cải thiện tính cách đa sầu đa cảm.
9. Nhâm Thủy: Nhâm là “Thủy”, nếu có phúc thường nhiều tiền và có nhiều tài sản. Là biển lớn nên trong kinh tế, thương trường rất nhanh nhạy và xung mãn, trí tuệ hơn người. Nhanh nhạy, khéo léo trong giao tiếp, giỏi kiếm tiền. Tham vọng lớn nhưng vì trên mình con “Át Bích” nên nếu kém phúc nên cần phải chú ý tới: ngày, tháng, năm xem có hợp với tuổi của mình không thì hãy quyết định hành động. Hãy chú ý kiểm tra bệnh tật thường xuyên.
Tính chất của người Thiên can “Nhâm”.
Đại diện cho thiên can “NHÂM” là “Càn” và “Khảm”, “Khảm (+) là chính.
Người có thiên can “NHÂM” cần phải học hành đến nơi, đến chốn, tu thân, dưỡng đức sẽ được hưởng lộc “Thiên” : giàu sang, phú quý, có lúc sướng như vua. Nhưng nếu thiên về “Khảm” (thủy) sẽ bị “biến cách” nếu như rơi vào môi trường hoàn cảnh không tốt hoặc kém phúc thì tham vọng lớn sẽ chuyển sang tiêu cực, đạo đức kém, rất dễ bị bệnh do tệ nạn xã hội gây ra. Nghiện ngập rượu chè, dự đoán, trộm cắp và mất tiền vì “đàn bà”.
Bởi thiên can “NHÂM” có 2 quái “Càn” và “Khảm” nên chỉ thành công cho những người có phúc đức tổ tiên, không có phúc thì còn tệ hại hơn người mang quái “Khôn”; chỉ được một thời ngắn thịnh vượng sau đó sẽ “chữ tài đi với chữ tai một vần”. Nếu quá mong cầu sẽ dẫn đến suy kiệt tinh thần, khánh kiệt và tật ách nặng.
Vì “Nhâm biến vi vương” nên người có thiên can “NHÂM” phải lấy phúc đức làm trọng, cần luôn luôn ôn hòa, vị tha và biết chia sẻ thì sẽ tốt. Nếu chịu khó học hỏi, khiêm nhường sẽ được “Quí nhân phù trợ”, nhiều trợ giúp của người “Quân tử”.
Bệnh của người có thiên can “NHÂM” thường về: gan, thận, đầu và cổ.
Nhâm thủy sông lớn, mang đức cương trung.
Nhâm thủy là thủy dương, đã được đề cập tới khi giới thiệu về Mậu thổ. Nhâm là thủy của sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, cuồn cuộn không ngừng, thường xuyên tràn bờ, lũ lụt. Khi người Nhâm thủy làm việc, chắc chắn giống như nước lũ cuồn cuộn, có sức mạnh đặc biệt, thể hiện phong thái của đại tướng, có thể tập hợp sức mạnh đến từ bốn phương tám hướng, tiến hành những thay đổi mang tính xây dựng, vì vậy dễ thành công, bước lên vị trí lãnh đạo.
Đặc tính của Thủy là linh động, mau lẹ, giỏi ứng biến, thường xuyên tươi cười đối diện với mọi người, rất ít khi gây thù chuốc oán. Nhưng Nhâm thủy là nước lũ, mặc dù tưới mát đồng ruộng, nhưng khi nước lũ cuồn cuộn kéo đến cũng khó tránh khỏi gặp nhiều tai họa. Thiên can tính dương đều có một tính chất chung, đó là thiếu tỉ mỉ chu đáo, thường qua loa đại khái, phạm sai lầm mà không biết sai. Về tổng thể, Thủy của sông lớn là có công lao, nhưng đôi khi lại quá nhiều, quá lớn nên gây hại cho người. Hơn nữa, Thủy nhiều thì dễ thay đổi, người Nhâm thủy dễ kích động, thường xuyên thay đổi thái độ, khiến những người bên cạnh khó mà thích ứng được.
Cổ nhân nói: “Nhâm thủy thông hà, năng tiết Kim khí, cương trung chi đức, châu lưu bất trệ” (tức Nhâm thủy là sông lớn, có thể tiết khí của kim, mang đức cương trung, chảy suốt không ngừng). Nhâm thủy cần phải to lớn, chảy liên tục không ngừng nghỉ, như vậy mới có thể thể hiện giá trị bản thân. Trong ngũ hành, do Kim sinh Thủy, nếu như Thủy mạnh, có thể tiết chế uy lực của Kim, vì vậy cổ nhân cho rằng, người Nhâm thủy cơ thể khỏe mạnh mới là mệnh tốt.
Nếu như người Nhâm thủy thân cường, nhưng bên cạnh lại xuất hiện Mậu thổ để chống lũ, lại thêm một chút Hỏa để sưởi ấm cho Thủy lạnh này, thì có thể thống lĩnh trăm sông, tung hoành tứ hải, thỏa sức vẫy vùng. Nếu như người Nhâm thủy thân nhược, dựa vào Kim Thủy để bổ cứu, người này một đời sẽ bôn ba vất vả, bỏ ra nhiều nhưng nhận lại được ít, thường có tài nhưng không gặp thời, nên không hài lòng.
Vận con cháu của người Nhâm thủy cũng thường kém, đặc biệt ứng nghiệm với phụ nữ. Thủy sinh Mộc là con cái, Mộc khắc Thổ, Thổ là phu tinh của phụ nữ Nhâm thủy. Con cái khắc chồng, người khó xử nhất đương nhiên là người mẹ; đồng thời cũng cho thấy sự xuất hiện của con cái sẽ ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng. Thủy khắc Hỏa là tài, Thủy cần có Hỏa sưởi ấm, cho thấy con cái sẽ làm hao tổn tiền bạc của mẹ.
Nhâm thủy là Thủy lạnh lẽo, nếu hợp hóa thành công với Đinh hỏa, gọi là “hữu tình chi hợp” (tức cái hợp hữu tình), sẽ trở thành Mộc trong ngũ hành, có thể sinh sôi vạn vật. Nếu hợp với Đinh nhưng không hóa, thì chỉ có thể sinh, chứ không thể sinh tuần hoàn không ngừng nghỉ.
Cổ nhân nói: “Thông căn ngộ Quý, xung thiên bôn địa” (tức Nhâm thủy gặp được Quý thủy, có thể sinh ra tác dụng đáng kinh ngạc). Người Nhâm thủy và người Quý thủy hợp tác với nhau sẽ vô cùng thuận lợi. Điều này hợp với lý luận “âm dương nhị Thủy” trong Đông y: dùng nước nóng và nước lạnh pha thành một cốc nước âm dương, có thể tăng cường hiệu quả trị bệnh. Âm dương nhị thủy tức là hai Thủy Nhâm Quý, Nhâm và Quý gặp nhau sẽ xuất hiện hiệu ứng “hóa tắc hữu tình, tòng tắc tương tế” ( tức hóa sẽ hữu tình, tòng sẽ trợ giúp) kỳ diệu
10. Quý Thủy: Người có thiên can “QUÝ” luôn có quý nhân phù trợ nên có nhiều tài lộc và có cuộc đời “phú quý”. Được mọi người yêu mến vì nói năng nhỏ nhẹ, nắm bắt tâm lý tốt. Nhưng vì có “Khảm” (thủy) nên tham vọng lớn, nặng về sự nghiệp, đồng tiền nên hợp với nghề kinh doanh.
Tính chất của người Thiên can “QUÝ”.
Đại diện cho thiên can “QUÝ” là “Khôn” và “Khảm”, là “Thủy” (-). Là sông hồ. tính nhu, vì “QUÝ” là “Củng Lộc” nên hợp với kinh doanh.
Người có thiên can “QUÝ” có tư duy tốt, nhưng sẽ bị chia ra thành hai lối rẽ của cuộc đời khác nhau:
– Nếu có phúc, tu nhân tích đức, sống quân tử và quảng đại thì hợp cách; luôn có “Quí nhân phù trợ”-không bị bệnh họa. Số phải chịu thiệt về mình nên khi bị mất mát do người thân mang tới cứ bình tĩnh sẽ đón nhận lộc mới lớn hơn.
– Nếu không có phúc, tu dưỡng tâm trí bản thân sẽ dễ lao vào con đường nghiện ngập. không lối thoát.
Người có thiên can “QUÝ” cần phải suy nghĩ sáng suốt, quyết định về định mệnh hôn nhân của mình, tuổi này hay bị nhầm lẫn trong quyết định về tình cảm vì suy nghĩ “duy lý”. Nếu là nữ hay buồn về tình cảm, thường không tin vào “Tâm linh” nhưng khi “vấp phải” sự đổ vỡ trong chuyện tình cảm thì lại sùng bái hơn người.
Bệnh của người có thiên can “QUÝ” thường về: đường tiết niệu, tỳ, vị, thận, xương, dạ dầy, khớp, thận, tai.
Quý thủy yếu nhất, Tân dịch của Trời.
Quý thủy là Thủy âm, giống như Thủy của sương sớm hoặc ao hồ.
Thủy âm nhu và Thủy dương cương được phân biệt thế nào? Các sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang nước chảy cuồn cuộn, đá ngầm lớp lớp, loại thủy tính dương này không thể dùng để trồng hoa hay đun nước uống được. Còn Quý thủy là Thủy âm, Thủy sương sớm, có thể thấm ướt vạn vật; uống loại thủy này, có thể giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Vì vậy Quý thủy là Thủy dùng để uống, cũng là Thủy làm ẩm ướt. Những chất lỏng có thuộc tính gây ẩm ướt đều được gọi làQuý thủy. Đông y gọi kinh nguyệt của phụ nữ là “thiên Quý”, có một loại thuốc Đông y gọi là “Thanh thiên Quý”, dùng để làm sạch kinh nguyệt.
Cổ nhân nói: “Quý thủy chí nhược, đạt vu thiên tân” (tức Quý thủy yếu nhất, tân dịch của trời). Quý là nhược thủy, còn gọi là “thiên chi tân dịch”, ngược lại với Nhâm thủy, nó lặng lẽ nuôi dưỡng đại chúng sinh. Quý thủy có công dụng làm ẩm, nếu Mộc nhược gặp được Quý thủy tưới ướt, thì có thể dịch chuyển Càn Khôn.
Về mặt tính cách, người có nhật nguyên Quý thủy phần lớn đều hướng nội, bảo thủ, thường giữ kín bí mật trong lòng, ít thổ lộ với người khác. Người Quý thủy thường xuyên có cảm giác chưa hoàn thành sứ mệnh, chờ đợi thời cơ để bứt lên, họ có mơ ước và hoài bão rất lớn, là người theo chủ nghĩa lý tưởng. Họ giống như biển cả bao la, nếu không thể phát tiết, sẽ đem lại cho họ cảm giác cô độc, nặng nề.
Người Quý thủy như thế nào mới có thể thành công? Cổ nhân nói: “Đắc long nhi nhuận, công hóa tư thần” (tức gặp được Thìn rồng, thì có thể thoát thai hoán cốt, bước lên đỉnh cao.