Tâm linh huyền bí

Có ai nhớ được tiền kiếp của mình không?

Đang tải...

Dẫu có được nghe ai nói về tiền kiếp của mình thì cũng chỉ nên nghe cho vui, nghe cho biết, à thì ra kiếp trước mình sống như thế. Sau đó, mỗi người vẫn phải quay lại chăm lo cho đời sống hiện tại của mình, đừng nên ảo tưởng những giá trị huyễn hoặc đã từng xảy ra trong tiền kiếp.

Vấn đề căn nguyên của linh hồn là một trong những đại bí mật của Trời Đất mà trí tuệ hạn hữu của con người không thể nào hiểu được, nhưng lại luôn muốn tìm hiểu nên thánh thần phải tùy theo trình độ, sở chấp theo tôn giáo của mỗi người mà đưa ra một giải đáp tạm, tương đối có lý để người tu an tâm mà lo tu hành. Nếu cứ cố gắng đào sâu tìm hiểu cái tuyệt đối của trời đất mà không biết chấp nhận cái tương đối thì chỉ có tự làm mình rối trí mà thôi. Cũng như câu chuyện người bị bắn trúng tên, thay vì lo rút mũi tên và băng bó vết thương thì lại đặt nhiều câu hỏi như: “Ai bắn ta? Mũi tên từ đâu tới? Nó bằng kim loại gì? Người bắn có ác ý gì với ta? Nó được tẩm loại độc nào? Người đó sẽ chết trước khi được trả lời những câu hỏi đó.” (trích quyển “Phong thần và huyền bí học” – cư sĩ Triệu Phước).

Một người dẫu tiền kiếp có là vua chúa thì kiếp này cũng chỉ là một người bình thường, có khi là một kẻ ăn mày. Một người kiếp trước có là tiên là thánh nhưng ở kiếp này vẫn đang trong thân xác con người, thì cũng phải tiếp tục tu học nếu muốn thành tiên hay thánh, còn không thì vẫn cứ đọa đày sinh tử. Dẫu có được nghe ai nói về tiền kiếp của mình thì cũng chỉ nên nghe cho vui, nghe cho biết, à thì ra kiếp trước mình sống như thế. Sau đó, mỗi người vẫn phải quay lại chăm lo cho đời sống hiện tại của mình, đừng nên ảo tưởng những giá trị huyễn hoặc đã từng xảy ra trong tiền kiếp. Ví dụ như kiếp trước mình là ông vua thì không phải tự nhiên kiếp này đột nhiên từ nhân viên quèn thăng chức lên làm tổng giám đốc, hay có đống vàng ở đâu trên trời rơi xuống. Những suy nghĩ như vậy gọi là ảo tưởng, mơ mộng hão huyền.

Đang tải...
nho-tien-kiep

nho-tien-kiep

Luật luân hồi quả báo quy định rõ ràng con người sẽ phải chuyển sinh qua nhiều kiếp và những gì họ phải trải qua như buồn đau khổ hận, tai nạn hoặc sung sướng hạnh phúc, giàu sang, đều do từ kết quả họ tạo ra từ kiếp trước. Hiện tượng luân hồi được xem như là một định luật. Tuy nhiên luật này dễ bị xáo trộn khi con người biết được rõ ràng mỗi kiếp của mình. Những bậc đại sư, những vị cao tăng cũng chưa hẳn biết rõ tiền kiếp của mình. Những bậc Thiền giả có huệ lực cao khi tập trung tư tưởng mới có thể nhớ lại kiếp trước và xem đó như là những biến cố đã xảy ra trong những dòng đời trước đó của mình. Chính Đức Phật Thích Ca khi đang trên đường tìm đạo, vẫn chưa biết được tiền kiếp của mình, mãi đến khi chứng ngộ đạo pháp mới thấy được các kiếp. Nhờ ngài đã đắc được Túc Mạng Minh và Thiên Nhãn Minh, nhờ đó mà ngài nhớ lại được hàng ngàn tiền kiếp chuyển hóa trong trí như một cuộn phim quay ngược dòng thời gian.

Như vậy, chỉ những bậc siêu phàm mới có khả năng nhớ lại tiền kiếp, còn loài người hầu như tất cả đều chìm đắm trong tăm tối mê mờ không thấy, không biết những gì đã xảy ra ở những tiền kiếp của mình. Chỉ họa huần mới có những trường hợp dị biết lạ lùng như có những đứa bé mới 4, 5 tuổi kể lại tiền kiếp mình hay có người có khả năng khơi dậy những hình ảnh của kiếp trước nơi người khác.

Trong dân gian Việt Nam ta thường nghe kể lại chuyện những người chết đi sống lại kể các chuyện thác vào Địa Ngục. Những linh hồn này trước khi đi qua chiếc cầu khủng khiếp để đến chốn Diêm phù, họ đều được quỉ sứ cho ăn cháo. Cháo này gọi là Cháo Lú. Công dụng chính của Cháo Lú là để linh hồn người chết quên hết những gì về quá khứ của đời mình để dễ dàng cho việc đầu thai sau này, vì nếu không thì những linh hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp. Điều đó làm khó khăn trở ngại cho sự trả quả trong lần đầu thai lại này và cả những lần chuyển sinh khác nữa.

Câu chuyện truyền khẩu trong dân gian ấy nói lên phần nào sự quên đi tiền kiếp của mỗi người khi họ đầu thai. Tuy nhiên, như đã nói từ trên, từ cổ đại cho đến nay vẫn không hiếm những người có khả năng nhiều ít về sự nhớ lại những gì trong quá khứ. Trên thế gian có nhiều người có trí nhớ siêu đẳng và cao hơn nữa, có người có khả năng nhớ lại tiền kiếp như đã trình bày từ trước.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu về hiện tượng tâm thần như Freud, Jerome Kegan, Emest Havemann. William C.L.C. Macleod, Kripke.D.F.,Simons R.N… đều cho biết rằng tiềm thức là cái thâm sâu vi diệu nhất thuộc về lãnh vực tinh thần ở con người. Họ cố gắng nghiên cứu tìm hiểu những vùng sâu thẳm của tiềm thức, vì kinh nghiệm cho thấy, qua giấc mơ nhiều người đã quay về thời kỳ ấu thơ của mình rất rõ ràng tự nhiên như đang xem qua một cuốn album dán ảnh của họ chụp vào những giai đoạn từ ấu thơ đến khôn lớn. Những hình ảnh ấy vô cùng linh hoạt và rất chi tiết cả từ hình ảnh, màu sắc, cử chỉ, môi trường, sự việc xảy ra. Như thế rõ ràng là ở trong bộ não đã có những vùng giữ lại ký ức của mọi việc đã xảy ra từ lúc con người sinh ra.

Theo nhà nghiên cứu nổi danh về vấn đề này là Hidtoring Tan thì trí nhớ được giữ lại trong những phân tử protein của tế bào não. Nếu có một năng lực nào làm khởi động các phân tử ấy thì các ký ức sẽ được phục hồi rõ nét. Từ lâu phương pháp thôi miên được áp dụng để làm khơi dậy những hình ảnh của quá khứ ấn nhập trong những vùng sâu thẳm của bộ não. Nếu khả năng của thuật thôi miên mạnh mẽ hơn nữa thì những hình ảnh của quá khứ xa xăm của một đời người sẽ hiện ra rõ rệt trong trí nhớ người đó và xa hơn nữa là tiền kiếp của người ấy. Nhiều thắc mắc về hình ảnh của tiền kiếp từ lâu đã được đưa ra. Người ta tự hỏi rằng tại sao trong bộ não một người lạ lại có tích chứa những hình ảnh của tiền kiếp trong khi người ấy sinh ra và lớn lên rồi già chết, bộ não ấy của một đời người lại ghi nhận những dữ kiện xảy ra từ những đời trước đó?

Cần nhắc rằng từ lâu, các nhà nghiên cứu về óc não đã quan tâm đến vấn đề là bộ não con người là một thế giới lạ lùng mà sinh vật học mới lần bước vào một vài đoạn đường của nó mà thôi. Ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng từ lúc con người ra sinh ra cho đến khi họ qua đời, dù người ấy sống đến 100 tuổi đi nữa thì họ cũng chỉ tiêu thụ có một phần mười năng lực của bộ não. Vậy còn chín phần kia vẫn chưa dùng tới là bởi nguyên nhân nào? Phải chăng những phần kia còn tích chứa trong ký ức, hình ảnh, sự kiện của nhiều đời nhiều kiếp khác nữa. Chỉ khi nào có được sự kích động, khêu gợi do nguyên động lực nào đo mà làm phát sinh như sự thôi miên chẳng hạn thì những ký ức ấy mới lột rõ. Đôi khi những hình ảnh, sự việc xảy ra trùng hợp với những hình ảnh trong quá khứ xa xăm của tiền kiếp cũng khích động được.

Điều này giải thích sâu xa hơn những trường hợp vì sao có người thầy cái bánh xe lại khiếp sợ vì trước đó hay từ tiền kiếp họ đã bị một tai nạn khủng khiếp có liên hệ tới bánh xe như bị tra tấn bằng bánh xe, bị bánh xe cán qua người. Nhiều người đôi khi khủng hoảng sợ trước một vài, thứ như sợi dây, nhánh cây, con mèo, hoặc có khi sợ nước, sợ màu đen, sợ tiếng còi… là những thứ xét ra không có gì phải đáng hoảng sợ. Nhưng theo khoa tâm lý học thì sự hoảng sợ ấy đều có nguyên nhân vì có thể trước đó những thứ ấy đã là nguyên nhân gây nên những sự việc hệ trọng, đôi khi nguy hiểm tạo đe dọa trong quá khứ và hình ảnh ấy ăn sâu trong tiềm thức cho đến khi được khơi dậy lại từ những sự vật, hiện tượng liên quan.

Theo ông Edgar Cayce (người có khả năng khơi dậy những hình ảnh trong tiền kiếp của người khác) thì mỗi người đều tích trữ trong bộ não mình những ký ức tiềm tàng từ tiền kiếp. Qua nhiều kiếp, mỗi người đã trải qua những giai đoạn phức tạp khác nhau và đôi khi những hình ảnh trong ký ức ấy được hiện ra trở lại qua nhiều tác nhân như giấc mộng khi đang ngủ hay những hình ảnh khi đang thức hay mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn khi được kích động qua giấc ngủ thôi miên.

Thuyết về kết cấu “phách”

Lại có một số nhà vật lý và sinh học đưa ra cách giải thích vấn đề trên bằng “kết cấu phách”. “Phách” ở đây tất nhiên không phải là “phách” trong âm nhạc, mà là một khái niệm chỉ “phần bất biến” của con người, còn được hiểu là “phần năng lượng tách ra dưới dạng sóng”. Khi người chết, “phách” liền tan vào vũ trụ. Vì thế, “phách” có thể hiểu là một loại “trường sóng hạt cơ bản nhẹ”, hoặc là “tập hợp những năng lượng thông tin cá thể”.

Theo các nhà khoa học này, thuyết về phách có thể lý giải được đa phần hiện tượng thần đồng (trong âm nhạc, thi ca, khoa học…). Ở tuổi rất trẻ, những thần đồng này đã tích tụ được lượng kiến thức khổng lồ mà người bình thường cả đời cũng khó có được. Theo thuyết này, “phách” của các thiên tài là sản phẩm của hàng vạn kiếp trong quá khứ dồn lại trong một cơ thể hiện hữu. Nói cách khác, “trường sóng hạt cơ bản nhẹ” hay những “tập hợp thông tin cá thể” đã tập trung vào cơ thể họ theo một quy luật nào đó.

Nhiều nhà khoa học đã mạnh dạn đề cập tới những khái niệm rất mới về hiện tượng “nhớ về quá khứ”. Họ đã lập ra một “quy trình công nghệ” cho phép bằng thực nghiệm đưa con người vào trạng thái giữa mơ và thực. Ở trạng thái lơ lửng kỳ ảo này, người tham gia thực nghiệm vẫn nhìn thấy những gì quanh mình, nhưng trong tiềm thức, họ lại thấy cả quá khứ. Phương pháp thực nghiệm này đã được áp dụng để chữa một số bệnh tâm thần và đem lại kết quả.

Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, nhưng đến nay, những chuyện về “siêu trí nhớ” gần như vẫn nằm ngoài vòng nghiên cứu của khoa học chính thống. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là nhân loại chịu bó tay để tự rơi vào vòng “bất khả tri”, các nhà khoa học vẫn đang tìm cách để giải thích những điều khó giải thích nhất.

Đang tải...

Bình luận

Liên kết: