Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên trong văn hóa cưới hỏi truyền thống người Việt. Đây là ngày nhà trai mang sính lễ sang nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi trẻ về với nhau xây dựng cuộc sống gia đình. Buổi lễ kết thúc coi như người con gái đã được gả đi lần một.
Lễ vật nhà trai cần mang tới trong lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ hỏi vợ của nhà trai. Trong ngày này, nhà trai phải mang lễ vật tới, đặt vấn đề rước bạn gái về làm vợ. Ngày nay, lễ vật đã đơn giản hóa hóa hơn rất nhiều so với thuở trước. Tùy từng điều kiện gia đình mà lễ vật cưới hỏi sẽ bao gồm lễ vật khác nhau như cau, trầu, chè, thuốc, rượu, thịt, bánh kẹo, hoa quả,… Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà thủ tục lễ dạm ngõ cũng khác nhau chút ít.
Nhà gái cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày lễ
Lễ dạm ngõ đóng vai trò khá quan trọng trong phong tục tập quán cưới hỏi của Việt Nam. Do vậy nhà gái cần chuẩn bị chu đáo để tiếp đón nhà trai. Nhà gái cần dọn dẹp bà thờ tổ tiên, nhà cửa, sắm sửa, trang trí phông bạt cho tươm tất, gọn gàng. Mâm ngũ quả được bày chu đáo trên bàn thờ tổ tiên để mời các ngài về chứng kiến và tham gia ngày vui của con gái.
Sắm sửa hoa quả, bánh kẹo, nước uống chu đáo để tiếp đón nhà trai. Chuẩn bị lễ chay, lễ mặt chu toàn để tiếp đón khách. Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ nhưng cũng phải tươm tất và đầy đặn để thể hiện sự hiếu khách và tài nữ công gia chánh của nhà gái. Sắp xếp vị trí để xe chu toàn, tránh những thiếu sót không đáng có trong ngày lễ trọng đại.
Thời điểm tổ chức nghi lễ
Cũng giống như ngày diễn ra lễ cưới chính, nghi lễ dạm ngõ khá quan trọng thời điểm tổ chức. Gia đình hay bên cần xin ý kiến của các thầy xem bói tử vi để chọn ra ngày đẹp nhất, hợp mệnh đôi trai tài gái sắc. Nghi lễ coi ngày không phải mê tín dị đoan như nhiều người vẫn bài xích. Xem ngày đẹp thể hiện mong muốn buổi lễ sẽ diễn ra tốt đẹp của gia chủ. Thời gian cần được thỏa thuận trước để đôi bên cùng chuẩn bị chu đáo, tránh những sai sót gây ảnh hưởng không đáng có đến ấn tượng của hai gia đình dành cho nhau.
Lễ dạm ngõ bao gồm những thành phần nào tham gia?
Lễ dạm ngõ được tổ chức trong phạm vi gia đình hai bên. Do vậy, thành phần tham gia chủ yếu trong nội bộ gia đình và một vài người bạn thân thiết.
– Thành phần nhà trai bao gồm: Chú rể, ba mẹ chú rể, ông bà cùng họ hàng ruột thịt. Số lượng người tham gia chỉ gói gọn trong phạm vi 5 đến 7 người.
– Thành phần nhà gái bao gồm: Cô dâu, bố mẹ cô dâu cùng với họ hàng ruột thịt như ông bà, cô chú, bác, dì…
Tuy nhiên, tùy từng vùng miền khác nhau mà thành phần tham gia có thể thay đổi.
Tiến trình nghi lễ theo truyền thống
Đến thời khắc tươi đẹp nhất đã chọn lựa, nhà trai mang sính lễ sang nhà gái hỏi vợ. Gia đình nhà trai phải thực hiện đầy đủ nghi thức dạm ngõ như hỏi chuyện, đặt vấn đề, ngỏ ý để đôi trai giá chính thức qua lại, cho hai bên gia đình thân thiết hơn và tổ chức lễ cưới long trọng trong ngày đẹp nhất sắp tới.
Nếu gia đình hai bên đi đến sự thống nhất, bố mẹ sẽ dẫn đôi trẻ đến bàn thờ gia tiên nhà gái để thắp hương trình tổ. Sau đó, hai bên gia đình sẽ tiếp tục bàn bạc về ngày ăn hỏi, ngày cưới, các lễ vật yêu cầu và đi đến thống nhất chung.
Đại diện nhà gái tiến hành mời cơm nhà trai để hoàn tất thủ tục cũng như thể hiện lòng hiếu khách, sự tôn trọng đối với hội đồng nhà trai. Nếu như điều kiện hoặc thời gian không cho phép, nhà gái cũng có thể chỉ mời nước, mời hoa quả, bánh kẹo chứ không bắt buộc phải thiết đãi cơm đâu nhé.
Thủ tục lễ dạm ngõ theo truyền thống người Việt khá đơn giản. Đây là bước khởi đầu cho đôi trẻ chuẩn bị tâm lý bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình chính thức trong khoảng thời gian sắp tới.
Xem thêm bài viết Cặp đôi con giáp hợp nhau đến không ngờ xem bạn và người ấy có hợp nhau hay không nhé.