Văn khấn

Văn khấn rút chân nhang, xin phép lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

Đang tải...

Dọn dẹp bàn thờ dịp cuối năm để sắm sửa đón Tết là một trong những nét đẹp văn hóa người Việt. Truyền thống này giúp con cháu bày tỏ lòng hiếu kính đến hội đồng gia tiên. Cùng boi.vn tìm hiểu kỹ hơn về văn khấn rút chân nhang qua bài viết này nhé.

Cách rút chân nhang chuẩn phong tục dịp cuối năm

Người được giao phó nhiệm vụ rút chân nhang nên làm việc này với tất cả lòng thành kính của mình. Trước khi dọn dẹp, phải tắm giặt thật sạch sẽ nếu không sẽ ảnh hưởng đến vận khí của toàn gia đình.

Văn khấn rút chân nhang, xin phép lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

Văn khấn rút chân nhang, xin phép lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

Gia chủ nên sắm chút lễ vật trước khi tiến hành công việc trang trọng này. Để xin phép mời ông bà tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên trong thời gian con cháu dọn dẹp bàn thờ. Việc làm này sẽ không động chạm đến thần linh, đồng thời cũng không bị quở trách.

Gia chủ thắp một nén nhang xin phép, rồi rút từng chân nhang một. Chỉ giữ lại một số chân nhang đẹp nhất mà thôi. Thông thường thì là giữ lại số chân nhang lẽ như 3, 5, 7, 9 chứ không giữ lại số chẵn. Gia chủ mang số chân nhang đã rút để mang đi hóa. Tiếp tục, gia chủ lấy tro đó vùi xuống gốc cây hay pha nước để tưới cây, cũng có thể đổ xuống sông. Gia chủ tuyệt đối nên nhớ không vứt các đồ vật thờ cúng và chân nhang ở rác thải hay các nơi ô uế khác. Gia chủ cũng có thể đặt nó lên một miếng xốp rồi thả trôi sông.

Xem thêm văn khấn rằm tháng Giêng tại bài viết Bài cúng Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên Tiêu đầy đủ và ý nghĩa nhất.

Người nên đứng ra tỉa chân nhang là ai?

Gia chủ nên chọn ngày sau khi làm lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời để thực hiện nghi lễ rút chân nhang là hợp lý nhất. Nên chọn những người có tính cách cẩn thận, chỉn chu và thành tâm trong việc thờ cúng để tiến hành công việc rút chân nhang này. Trước khi thực hiện việc này thì việc tắm rửa sạch sẽ cũng là điều hết sức cần thiết, nếu không thì sẽ rất tai hại và làm ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn gia trong năm mới.

Đang tải...

Những lưu ý cần nắm được khi tiến hành rút, tỉa chân hương

Thường lệ, mọi người chọn ngày 23 tháng Chạp – thời điểm tiễn Táo Quân lên trời để thu xếp dọn dẹp gian thờ, bày biện bàn thờ. Tất nhiên việc này kéo dài tới trước giao thừa là mọi việc phải hoàn tất.

Văn khấn rút chân nhang, xin phép lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

Văn khấn rút chân nhang, xin phép lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

Người dọn dẹp ban thờ, rút chân nhang nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Nếu như trong trường hợp cảnh nhà không có người đàn ông thì phụ nữ có thể thay thế, nhưng cần phải để thân thể sạch sẽ, tránh bao sái khi “đến kỳ”.

Người rút chân nhang nên tắm rửa sạch sẽ, mặc áo dài, giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất.

Ngày bao sái tốt nhất là ngày 8/2/2018 (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch) và ngày 14/2/2018 (tức ngày 29 tháng Chạp âm lịch). Thời gian tốt nhất là từ 6 giờ -11 giờ 55 hoặc 13 giờ – 17giờ 55. Nên tránh thời gian 12 giờ trưa và sau 18 giờ tối. Nếu làm vào ngày 23 tháng Chạp, nên bao sái, tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công, ông Táo.

Văn khấn rút chân nhang, xin phép lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là: ………………………….

Ngụ tại: ………………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ … (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại … (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp…hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới(trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng) , mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật !

Nam mô a di đà phật !

Nam mô a di đà phật !”.

Xem thêm văn khấn cúng rằm tại bài viết Bài cúng Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên Tiêu đầy đủ và ý nghĩa nhất.

Đang tải...

Bình luận

Liên kết: Nhẫn cưới