Ngày xưa khi làm ăn phát đạt, ai cũng muốn xây một ngôi nhà thật đẹp, trong khuôn viên ngôi nhà đào một cái ao hoặc để nuôi cá chơi, hoặc tạo ra thế giàu sang. Nhưng về khía cạnh phong thủy, ít ai biết rằng chính những cái ao đó lại mang họa đến nhiều hơn là phúc.
Các nhà phong thủy học Trung Quốc và Việt Nam đã tổng kết: Có đến 80% những người sống trong khuôn viên hoa lệ ấy, mấy ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra như bà chủ luôn phải đi bệnh viện lâu ngày, hoặc trong nhà có người mắt kém, trẻ em tinh thần nhu nhược, hoặc gia đình không hòa thuận, tâm trạng mọi thành viên trong gia đình luôn nặng nề… Những hiện tượng đó phần lớn có liên quan đến ao hồ.
Ao hồ trong khu vực nhà ở được xem như biểu tượng thu hút sự giàu có. Tuy nhiên, cần tuân theo nguyên tắc phong thủy nhằm tránh bất lợi cho gia chủ.
Nhiều nhà muốn đào một cái ao nuôi cá và tạo thế giàu sang nhưng không ngờ nó lại mang họa. Ngày xưa khi làm ăn phát đạt, ai cũng muốn xây một ngôi nhà thật đẹp, trong khuôn viên ngôi nhà đào một cái ao hoặc để nuôi cá chơi.
Nhưng về khía cạnh phong thủy, ít ai biết rằng chính những cái ao đó lại mang họa đến nhiều hơn là phúc.
1. Một số kiểu ao hồ nên tránh
– Nếu bên Đông, bên Tây ngôi nhà đều có ao, người trong nhà thần kinh bất ổn.
– Đằng sau nhà có 2 cái ao, hoặc bên trái, bên phải hay trước nhà đều có ao. Phong thủy cho đó là thế chân rồng chân hổ giẫm lên nhau, ắt có tà dâm.
– Trước nhà, sau nhà có ao cũng rất hung, người xưa nói: “Tiền đường hạ cấp đường, nhi tôn huyền tiểu vong”, nghĩa là ao trước ao sau nhà, con cháu đoản thọ.
– 2 hoặc 3 ao liền nhau, gia chủ có nguy cơ đối mặt với tai họa.
– Nếu hình dáng ao trông như hoa mai thì chủ nhà dễ góa bụa.
– Vị trí và hình dạng ao không thống nhất cũng gây họa. Ví như: có cái lồi ra, có cái thụt vào hoặc hình như quả bầu, có cái nhỏ cái to nối liền nhau, bệnh tật và tai họa sẽ đến với nam chủ nhân.
Người xưa thường nói “Thượng đường liên hạ đường, quả phụ thủ không phòng, phong tật bất ly sàng”, nghĩa là ao trên liền ao dưới, vợ góa giữ phòng không, ao to nối ao nhỏ, bệnh phong chẳng rời giường.
– Trường hợp ao hoặc bể bơi gần nhà, để ánh sáng mặt trời phản xạ được vào trong nhà, phong thủy học gọi cái ao hay bể bơi này là “gương soi chậu máu” hoặc “vạn đạo kim quang” chiếu vào nhà. Gặp trường hợp như vậy, người xưa nói trước sau cũng thất vận.
Có nhà đào ao trước cửa ở thế “gương soi chậu máu”, giữa cửa nhà có treo 1 cái gương to (để trấn trạch hoặc để chơi) thì sát khí càng mạnh, độ hung càng lớn.
Để hóa giải tình trạng “gương soi chậu máu”, nên thả bèo kín ao để giảm tia nắng khúc xạ vào nhà. Ngoài ra, có thể trồng cây trúc phía bờ ao đối diện ngôi nhà. Trúc dễ trồng, mọc nhanh, sẽ chắn những tia nắng khúc xạ vào nhà khi chiều tà, sát khí giảm hẳn.
– Một số gia đình có ao tù, nước không lưu thông, bẩn, không có lợi cho sức khỏe. Đồng thời theo phong thủy học, nơi đó cũng dễ gây nên hung tướng cho người ở. Trường hợp này tốt nhất là lấp ao. Nhưng trước khi lấp ao phải hút hết nước, làm cho ao khô đi, bốc hết bùn ở đáy ao.
– Nếu khuôn viên khu nhà rộng cần có ao thì phải bố trí ở hướng Đông Nam, cách nhà từ 18m trở lên. Nhưng tốt nhất là không có, mà có thì nên lấp.
Có loại ao thuộc dạng chảy vòng quanh, xung quanh trồng cây mà không có đông người tụ tập hay khách sạn, nhà hàng… thì không phát sinh vấn đề gì. Nhiều khả năng lại biến thành cát tướng.
2. Ao hồ tốt theo phong thủy
– Ao hình bán nguyệt
Trước nhà có ao như vậy thì có tiền của. Người xưa nói, ao bán nguyệt sinh tiền, hàng nghìn kho lúa, trẻ con ngã không chết đuối. Tuy nhiên, cũng nên đề phòng trẻ em về nạn sông nước.
– Ao có hình vuông như nghiên mực
Người xưa nói: “Tiền đường tự nghiên trì, tử lục đăng cao đệ, đường thanh do như kính, quý sinh minh”, nghĩa là ao trước nhà giống cái nghiên mực, con cháu thi đỗ cao, nước ao mà trong như gương, sinh con quý và thông minh.
Trước nhà có ao như vậy là tốt, nhưng vị trí ao phải xa cửa nhà, sao cho ánh nắng chiều tà không được phản xạ tia nắng chiếu vào nhà.
Trên đây là quan niệm của phong thủy học về ao, hồ, giếng nước đối với người ở, những quan niệm này chỉ có giá trị tham khảo khi nghiên cứu nhận thức của người xưa.