Có những lời cảnh báo mà Thiên Thượng gửi xuống cho con người thông qua những hiện tượng thiên nhiên nhiều khi rất khốc liệt. Nếu cứ thờ ơ và bỏ qua có thể chính chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Trong “Hậu Hán thư” có câu chuyện như sau:
Lang Nghĩ, tự là Nhã Quang, là người An Khâu thuộc Bắc Hải. Cha Lang Nghĩ là Lang Tông, tự là Trọng Tuy, rất am hiểu việc quan sát thiên tượng mà dự đoán việc cát hung của thế gian. Vào thời Hán An Đế, Lang Tông được nhậm chức Huyện lệnh huyện Ngô.
Lúc bấy giờ, thời tiết thường hay đột ngột xuất hiện cuồng phong, Lang Tông biết trước thế nào kinh thành cũng nảy sinh hỏa hoạn, cho nên thông cáo thời gian hỏa hoạn sẽ xảy ra và bảo mọi người chú ý đề phòng. Kết quả đúng như ông dự đoán, vào ngày giờ ấy kinh thành phát sinh hỏa hoạn. Về sau Hoàng đế biết được sự kiện này bèn triệu ông vào cung thăng làm chức quan lớn trong triều. Lang Tông cảm thấy vì việc ấy mà hoán đổi được công danh thì thật sỷ nhục, cho nên trong đêm đó treo ấn từ quan, cả đời không trở lại làm quan nữa.
Lang Nghĩ kế thừa nghiệp cha, cũng tinh thông việc quan trắc thiên tượng để đoán biết mọi sự. Vào thời Hán Thuận Đế, thường hay phát sinh những hiện tượng tai hại và dị thường, Triều đình bèn triệu Lang Nghĩ vào cung. Nhân đó Lang Nghĩ trình tấu chương, nói rằng Trời hiển bày những hiện tượng kỳ dị, Đất xảy ra những tai họa khó lường, chính là Thiên thượng đang trách cứ Đế Vương và muốn nhà Vua nên tự mình tu dưỡng hành vi đạo đức, xử lý chính sự trở lại chính thường. Trong đó ngôn từ khẩn thiết hy vọng Hoàng Đế có thể tiếp thu ý kiến, mỗi ngày suy xét lại thêm, tự mình phản tỉnh những điều sai sót, để từ đó tiêu trừ bớt tai họa.
Ông còn dẫn chú những kinh thư điển cố để chỉ ra rằng Triều đình hiện thời đang xa hoa phóng đãng, không trọng dụng hiền sỹ, hình phạt quá nặng, quan viên an dật phóng túng, xã hội nhiều tệ nạn. Tấu thư minh xác chỉ rõ rằng vào đầu mùa hạ sẽ phát sinh địa chấn, mặt đất nứt ra và lũ lụt sẽ kéo đến.
Sau khi đọc tấu chương, Hoàng Đế phái quan thượng thư đến trách vấn Lang Nghĩ. Lang Nghĩ liều chết phạm thượng lại trình tấu thư lần nữa, trình bày chi tiết cụ thể các chủng loại thiên tượng và tai họa có quan hệ thế nào đến chính sự thế gian. Ông còn đề xuất các biện pháp tiêu trừ hóa giải tai họa, và cả những chính sách hữu ích cho quốc gia, hy vọng Triều đình có thể nhanh chóng thực thi. Ông còn nói rõ nếu quả thật triều chính cải thiện được như thế, thì vào thời điểm lập hạ ấy mà Trời vẫn ra tai họa thì ông nguyện ý dùng cái chết để tạ tội.
Hoàng đế đọc tấu chương xong liền định thăng chức cho Lang Nghĩ làm Lang Trung đại thần, nhưng ông cáo ốm không muốn tiếp thụ, rời Kinh trở về cố hương.
Hoàng đế không chịu hướng lên Thiên thượng mà tự mình phản tỉnh, triều chính cũng không cải thiện. Năm đó vào tháng 4 quả nhiên phát sinh động đất, đất đai khắp nơi bị sụt lún; mùa hè không có trận mưa nào, phát sinh đại hạn hán; mùa thu nước Tiên Ti xâm lược thành Mã Ấp; năm sau người Tây Khương xâm lược Lũng Tây, tất cả đều đúng như dự ngôn của Lang Nghĩ. Sau đó triều đình lại triệu vời Lang Nghĩ làm quan, nhưng ông vẫn một mực từ chối.
Những biến hóa của thiên tượng đều đối ứng với biến hóa trên thế gian, nếu thế gian phát sinh những sự việc trái với Thiên ý, thì Thiên thượng tạo nhiều hiện tượng dị thường hoặc thiên tai để cảnh báo. Nếu không sớm kịp thời quy chính lại, thì Thiên thượng sẽ tạo nhiều tai họa to lớn để trừng phạt nhân gian. Đó tuyệt nhiên không phải là “mê tín”, chỉ là nó vượt trên tri thức của nhân loại hiện đại, và là một khoa học cao hơn.
Cổ nhân thụ huấn văn hóa Thần truyền, kính Trời hiểu mệnh. Không kể là tại Triều đình hay trong dân gian đều có nhiều bậc trí giả biết tiên đoán sự việc bằng cách quan sát thiên tượng. Nhiều người ở trong thế tục xem thường danh lợi mà tu luyện, họ truyền đạt những tín tức và ý nguyện mà Thiên thượng muốn gửi gắm cho con người. Chỉ là con người có tin hay không mà thôi!