Phong thủy

Thất tịch là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này

Đang tải...

Thất tịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này ra sao theo nền văn hóa phương Đông. Cùng boi.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Ngày lễ thất tịch là gì?

Theo phong tục văn hóa Trung Quốc, thất tịch là một trong những ngày lễ quan trọng của người dân nước này. Theo như tên gọi, ngày này luôn rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, vì thế người Trung Quốc còn gọi là Lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau hàng năm.

Thất tịch là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này

Thất tịch là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này

Các cô gái Trung Quốc trưng bày các vật dụng họ tự làm ra để trong ngày này. Mong muốn của là lấy được ý chung nhân vừa ý. Ngày này còn có các tên gọi khác như ngày Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.

Nhật Bản cũng có lễ hội Thất Tịch, kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang, được gọi là lễ Tanabata. Tại Hàn Quốc gọi là Chilseok.

Xem lịch vạn niện 2019 cho thấy lễ thất tịch năm nay rơi vào ngày 7/8 dương lịch.

Đang tải...

Tìm hiểu nguồn gốc ngày lễ thất tịch

Lễ Thất tịch là gì? Ngày lễ này gắn liền với truyền thuyết của Ngưu Lang – Chức Nữ, truyền thuyết này bắt nguồn từ Trung Quốc xa xưa và có rất nhiều cách kể lại khác nhau. Nhưng câu chuyện thường được truyền tai nhau nhiều nhất có ghi chép lại được kể lại như sau:

“Ngày xưa, dưới hạ giới có chàng chăn bò trẻ tuổi có tên gọi Ngưu Lang (nghĩa là: anh chàng chăn bò). Chàng tình cờ gặp gỡ 7 nàng tiên đang tắm dưới mặt hồ êm ả, được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là chú bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ. Các nàng tiên cử cô em út xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ (nghĩa là: cô gái dệt vải) ra để lấy lại váy áo. Không hiểu thế nào mà Chức Nữ gặp Ngưu Lang rồi thì lại không muốn lấy lại váy áo quay về trời nữa mà cam tâm tình nguyện cùng chàng nên đôi.

Thất tịch là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này

Thất tịch là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này

Chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ sống bên nhau vui vẻ, hạnh phúc. Họ cũng sinh được hai đứa con thật là kháu khỉnh, đáng yêu. Nhưng Chức Nữ vì mải vui bên chồng mà quên mất nhiệm vụ của nàng là dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Hậu quả là Thiên Hậu giận dữ đã rút cái kẹp tóc của bà vạch ra một con sông rộng trên bầu trời (chính là sông Ngân) để chia cắt đôi vợ chồng mãi mãi.

Từ đó, Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con. Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương họ và chúng bay lên trời dựng thành chiếc cầu Ô Thước bắc qua sông Ngân để cho đôi vợ chồng được đến bên nhau.

Vậy là, hàng năm vào mùng 7 tháng 7 âm lịch, vợ chồng Ngưu Lang – Chức Nữ lại được đoàn tụ dù chỉ một lần trong năm, nước mắt họ khóc khi gặp nhau rơi xuống trần thành mưa ngâu. Và ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm được gọi là lễ Thất Tịch (nghĩa là: đêm mùng bảy)”.

Ngày nay mỗi khi tới mùng 7 tháng 7 âm lịch, người ta thường thấy trời mưa ngâu, thế nhưng có những năm điều kiện thời tiết tự nhiên thay đổi khiến trời không mưa và mọi người truyền tai nhau rằng Ngưu Lang – Chức Nữ không gặp được nhau. Thế nên mỗi khi đến lễ Thất Tịch mà không có mưa cũng khiến người ta thấy xao lòng khi đôi uyên ương không gặp được nhau.

Ngày lễ thất tịch mang ý nghĩa gì?

Lễ thất tịch ở Việt Nam được gọi là “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng.

Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.

Ở Hà Nội, vào ngày này, giới trẻ thường đổ về Chùa Hà để cầu quyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.

Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.

Xem thêm bói tình yêu bản mệnh qua bài viết sau đây nhé.

Đang tải...

Bình luận

Liên kết: