Cúng cô hồn là một phong tục của người Việt. Theo quan niệm của người Việt, con người có cả phần hồn và xác. Khi con người chết đi, phần hồn vẫn tồn tại, phần đó có người được đầu thai kiếp khác, có người lại bị đẩy xuống địa ngục hay có những người phải làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.
Vì vậy, ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…
Lễ vật cúng cô hồn gồm: Kẹo bánh, tiền vàng, nước, cháo loãng, gạo, muối…
Chuẩn bị lễ vật
– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
– 12 cục đường thẻ .
– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )
– Nước : 3 chum (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).
Cách mời vong đi sau khi cúng cô hồn
Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh, nhưng khi xong nghi lễ không biết mời đi, nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ. Vì vậy, sau khi nghi lễ cúng xong, các gia đình nhất định phải làm những việc như sau:
+ Vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.
+ Tục giật cô hồn: tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được các cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.