Tâm linh huyền bí

Những lễ nghi khi dâng hương bái Phật mùng 1 ngày rằm cần nhớ

Đang tải...

Dâng hương bái Phật mùng 1 ngày rằm là thói quen của rất nhiều người không chỉ riêng các Phật tử để cầu an, cầu phúc cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đi lễ chùa dâng hương bái Phật cần phải nắm vững các lễ nghi, quy tắc, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài lộc của bản thân và gia đình.

nhung-le-nghi-khi-dang-huong-bai-phat-mung-1-ngay-ram-can-nho

  1. Lễ nghĩa vào cửa

Đi vào chùa miếu, chúng ta thường thấy có rất nhiều cửa, và mỗi cửa sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Chỉ khi khai quang chùa miếu mới mở 13 cửa. Chính giữa là 3 cửa, nơi ra vào. Cửa giữa dành cho các nhà tu hành, nhưng du khách sẽ đi vào bằng cửa bên phải, ra cửa trái. Khi vào cửa, khách nam bước chân trái trước, khách nữ bước chân phải trước. Bước chân càng nhẹ nhàng càng tốt.

Lưu ý, tuyệt đối không đạp vào cánh cửa. Vì cánh cửa chùa đại diện cho bả vai của Phật tổ, không thể mạo phạm.

  1. Thắp hương bái Phật

Cần phải rửa tay giặt sạch sẽ trước khi lễ Phật, phải nói là “thỉnh hương” chứ không được nói là “mua hương”. Người thường kính hương thì dùng tay trái vì theo quan điểm Phật giáo, tay phải không tịnh, thường dùng để sát sinh. Thắp 3 nén tự mình cầu phúc, thắp 6 nén vì cha mẹ cầu phúc, thắp 9 nén vì tổ tiên gia đình cầu phúc. Thắp 13 nén là cực hạn, 13 nén hương đại diện cho công đức viên mãn.

Tay trái lấy hương, tay phải lấy đèn, tự mình thắp lửa, lửa càng vượng càng tốt, hương khói tràn đầy. Cầm hương tay trái ở trên, tay phải ở dưới, giơ cao quá đỉnh đầu rồi vái, cắm hương ở lư rồi dập đầu.

Dập đầu phải nhận thức được đang hướng tới Phật tổ, Bồ Tát hay La Hán, không được hướng Địa Tạng Bồ Tát mà dập đầu thật mạnh được. Dâng hướng lấy 3 điều làm chuẩn mực “giới, định, tuệ”, với mục đích chính là cung cấp, nuôi dưỡng Phật, pháp, tăng thường trụ tam bảo. Đây là sự viên mãn nhất mà việc dâng hương lễ Phật cần. Dâng hương không cốt nhiều hay ít, quý ở lòng thành, bình an từ tâm, phúc báo tại thân.

Tư thế quỳ lạy trước ban Phật là hai gối xếp song song, tay hợp thành chữ thập. Tay giơ cao quá đỉnh đầu là khấn trong tâm, xuống dưới ngang miệng là hứa nguyện, xuống tới ngực là mặc niệm, mở hai tay rồi hướng về trước, quỳ phục xuống trên chân.

Tới với Phật pháp là tới với miền thân tâm an lạc, mỗi lễ nghi chuẩn mực đều mong muốn hướng chúng đệ tử tới cảnh giới của thiện, đức, chân. Hãy cố gắng ghi nhớ và thực hiện để giữ nơi chốn tâm linh được trang nghiêm.

Đang tải...

 

Đang tải...

Bình luận

Liên kết: