Văn khấn ông Địa, Thần Tài hàng ngày giúp thay lời gia chủ gửi lời nguyện cầu đắt hàng, đông khách đến các vị thần linh, mong các ngài chứng và phù hộ. Cùng boi.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.
Ý nghĩa văn khấn ông Địa, Thần Tài hàng ngày
Thần Tài, Thổ Địa thường thấy tượng hình chỉ có 1 Ông Thổ Địa và 1 Ông Thần Tài. Tuy nhiên, mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người.
Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Thần Tài trên tay thường cầm thỏi vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Về ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.
Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài, Thổ Địa lại càng được xem trọng hơn. Mọi người bên cạnh lo dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa còn lo trang trí lại ban Thần Tài, Thổ Địa sạch sẽ. Nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa có sạch sẽ, trang nghiêm thì làm ăn mới Phát Tài, Phát Lộc.
Tương truyền, Ông Thần Tài và Ông Thổ Địa rất gần gũi với dân chúng, đặc biệt là ông Địa lúc nào cũng thấy ông tươi cười, vui vẻ và rất thương con nít. Do vậy mà dân chúng có điều gì lo lắng bức xúc thì nên khấn nguyện với ông Thần Tài, Thổ Địa 2 ông sẽ hóa giải phù hộ cho, mọi chuyện đều như ý.
Mỗi ngày, trước khi mở cửa buôn bán, người Việt và người Hoa có phong tục thắp hương cầu khẩn cúng Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt, chạy hàng đông khách. Sáng sáng cúng cho Ông Thổ Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm. Do vậy Thần Tài – Ông Địa là hai vị thần không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt và người Hoa.
Cách sắm lễ cúng ông Địa, Thần Tài
Lễ cúng ông Địa, Thần Tài trong ngày mùng 1 (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Bên cạnh lễ chay, gia chủ cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Tuy nhiên, lễ cúng Thần Tài – Ông Địa vẫn phải đặc biệt chú ý sắm sửa chu đáo thì gia chủ mới mong có kết quả tốt. Phần đa những vị thần linh đều thưởng lễ mặn, Nhưng đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa thì dùng vừa mặn vừa chay đều được.
Văn khấn ông Địa, Thần Tài hàng ngày đúng cách giúp đắt hàng, đông khách
“Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là ……….. niên canh ……….., ………. tuổi.
Ở tại ngôi gia, số …….. đường ……… quận ……… tỉnh (thành) ………… Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ ………… (hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.”
Khấn xong, vái hay lạy ba cái.
Xem thêm bài viết: CÚNG ÔNG TÁO – BÀI VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO CHẦU TRỜI 23/12 ÂM LỊCH để nắm được cách tiễn ông Táo về trời trong ngày 23 tháng Chạp sắp tới.