Cô Manisha Sambhaji Raut, 22 tuổi, đến từ Pune, miền Trung Ấn Độ, đã rất đau khổ khi mà con trai của cô lại thừa hưởng gen di truyền giống như cô đó là gen ” ma sói ” – một loạt ghen vô cùng hiểm, với tỉ lệ xuất hiện chỉ là 1/1 tỷ gene.
Em bé “ma sói” 5 tháng tuổi ở Ấn Độ.
Em bé được sinh ra nhưng trên cô thể lại có rất nhiều lông đen mọc dày đặc đầy lưng, cánh tay và cả bàn chân của bé. Đây là kết quả của mộ hội chứng khoa học có tên là Hypertrichosis, hội chứng “ma sói”.
Mẹ của bé cô Manisha Sambhaji Raut nói rằng: “Tôi luôn luôn cảm thấy chán ghét khi nhìn mình trong gương và bây giờ tôi tự hỏi làm thế nào để con tôi đối phó với sự chán ghét tương tự.
“Các chị em tôi luôn bị trêu chọc và bị mọi người gọi là ma, gấu, khỉ. Khi biết con trai sẽ phải trải qua nỗi đau mà tôi chịu đựng, trái tim tôi tan vỡ.
“Nhưng nó là con của tôi và tôi sẽ yêu mến con vô điều kiện, như cách mẹ tôi chăm sóc cho tôi, cho dù nó trông thế nào đi nữa.
“Điều ước của tôi chỉ là con tôi sẽ lớn lên như một đứa trẻ bình thường”.
Hypertrichosis, gen ma sói, cậu bé mang gen ma sói,
Mẹ Manisha, 22 tuổi, rất đau đớn khi biết con mình sẽ không có được một cuộc sống bình thường.
Hiện tại vẫn chưa hề có bất kỳ một phương thức chữa trị nào cho hội chứng “ma sói’ và tất cả chị em của Manisha đã phải bôi kem tẩy lông vài ngày một lần.
Manisha và chồng Vithal, 30 tuổi, cưới nhau vào tháng 5 năm ngoái. Họ rất vui khi được làm cha mẹ. Tuy nhiên, mẹ chồng của Manisha lại suy sụp khi thấy cháu trai mắc hội chứng “ma sói”.
“Chồng tôi rất ủng hộ và yêu thương con trai nhưng mẹ chồng tôi lại không như vậy”, Manisha nói.
“Bà luôn rên rỉ rằng cháu trai không tốt, không đẹp. Bà nói nó thật xấu xí và trông như khỉ. Tôi cảm thấy tức giận và bị tổn thương nhưng không thể làm gì được.
“Bà buộc tôi phải bôi kem cho con trai của tôi, nhưng làn da của nó quá nhạy cảm. Nó mới chỉ là một em bé và chưa sẵn sàng cho các loại kem như vậy. Con tôi đã khóc trong đau đớn khi làn da bị tấy đỏ”.
Cả gia đình Hypertrichosis đều mắc hội chứng “ma sói”.