Phong tục tập quán

Cúng cô hồn rằm tháng 7: Những điều cần lưu khi cúng cô hồn

Đang tải...

Cúng cô hồn gồm những gì? Nên cúng cô hồn vào ngày nào, giờ nào trong tháng cô hồn? Cúng cô hồn như thế nào cho đúng?… và rất nhiều điều cần lưu ý trong tháng cô hồn. Tất cả sẽ được Boi.vn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm

cung-co-hon-ram-thang-7-nhung-dieu-can-luu-khi-cung-co-hon

Cúng cô hồn rằm tháng 7

Rằm tháng 7 âm lịch còn gọi là lễ xá tội vong nhân là một ngày có ý nghĩa tâm linh rất đặc biệt. Trong dịp này, các gia đình làm lễ cúng rằm thắp hương tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, cha mẹ, những người thân đã khuất.

Theo truyền thuyết dân gian, khoảng thời gian từ mùng 2/7 là thời điểm Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho ma quỷ và sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7 các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Chính vì thế mà người dân việt Nam có tục lệ cúng bái tháng cô hồn nhằm trừ tà, cầu an, xua tan vận rủi. Trong thời gian này, người dương gian phải cúng cháo, gạo, muối, khoai, lạc, ngũ cốc … cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống.

Cúng cô hồn gồm những gì?

Để tiến hành lễ cúng cô hồn, cần chuẩn bị mâm cỗ cúng tươm tất và đầy đủ bao gồm:

  • 1 đĩa muối gạo
  • 12 chén nhỏ cháo trắng nấu loãng hoặc 3 vắt cơm
  • 12 cục đường thẻ
  • Bỏng gạo
  • Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)
  • Bánh, kẹo
  • Khoai lang lục
  • 3 ly nước nhỏ
  • 3 cây nhang
  • 2 ngọn nến nhỏ
  • Quần áo chúng sinh và tiền vàng gỡ ra từng món, rải xuống  mâm.

Chú ý mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Sau khi cúng xong, đồ lễ như cốc gạo sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc bốn phương tám hướng, ban phát cho các cô hồn.

cung-co-hon-ram-thang-7-nhung-dieu-can-luu-khi-cung-co-hon

Nên cúng cô hồn vào thời gian nào?

Theo phong tục tập quán, mọi người thường tổ chức cúng Vu Lan trước ngày rằm tháng Bảy tức là trước ngày 15/7. Khác với những ngày rằm khác được cúng đúng ngày nhưng riêng với rằm tháng 7, mọi nhà phải nên cúng trước đó hàng tuần hoặc vài hôm. Bởi quan niệm rằng, vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được “thả” đi lang thang, các cụ có thể không nhận được gì của con cháu cúng tế.

Còn lễ cúng cô hồn thường được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất trước 12 giờ ngày 15/7.

Lúc này mâm cũng được dọn ngoài đường, trước nhà,… nhưng không được để trong nhà, tránh trường hợp các vong hồn theo vào.

Văn khấn cúng cô hồn

Bài văn khấn cúng cô hồn 1:

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..

Ở tại số nhà…………………………………………

Phát lòng thành tịnh,thiết lập đạo tràng,bày tiệc cam lồ,Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng.Nhờ ơn tế độ,thêm sự phước duyên,nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán buôn,dòng họ quy hướng đạo mầu,con cháu học hành tinh tiến,nguyện cầu thế giới hòa bình,nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh:

Cô hồn xuất tại côn lôn

Ở tam kì nghiệp,cô hồn vô số

Những là mãn giả hằng hà

Đàn ông,đàn bà,già trẻ lớn nhỏ

Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa

Thương thay cũng phận người ta

Kiếp sinh ra thế,biết là tại đâu

Đàn cúng thí vâng lời phật dạy

Của có chi,bát nước nén nhang

Cũng là manh áo thoi vàng

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên

Ai đến đây dưới trên ngồi lại

Đang tải...

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

Phép thiêng biến ít thành nhiều

Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh

Phật hữu tình từ bi tế độ

Chớ ngại rằng có có không không

Nam mô Phật,Nam mô Pháp,Nam mô Tăng

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng ( 3 lần)

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Bài cúng cô hồn 2:

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………, tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực : ( biến thức ăn cho nhiều )

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG ( 7 lần )

Chân ngôn Cam lồ thủy:  ( biến nước uống cho nhiều )

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA ( 7 lần )

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ. Đĩa muối gạo rải ra tám hướng.

Tháng cô hồn được cho là một tháng kém lành, vì thế, bạn hãy ghi nhớ các điều đại kỵ nên tránh trong tháng 7 âm lịch để vượt qua tháng này một cách bình an nhé!

Đang tải...

Bình luận