Dân gian có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do vậy, khi làm bất cứ việc lớn gì, mọi người đều đi xem ngày, xem tháng và kiêng kỵ những điều cần lưu ý. Ngày nguyệt kỵ cũng vậy. Cùng boi.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Ngày nguyệt kỵ là gì?
Dân gian thường có câu quan niệm ” Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, khi làm bất cứ chuyện gì lớn, quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, khai trương,.. mọi người đều xem ngày, chọn ngày tốt. Đặc biệt, mọi người đều tránh không làm những điều đó trong ngày nguyệt kỵ.
Một năm có mười hai tháng, và mỗi tháng đều có ba ngày được coi là ngày Nguyệt Kỵ. Đó là những ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23.
Theo quan niệm từ xưa, trong mỗi tháng luôn có 3 ngày mà cộng vào bằng 5 đó là ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Thời xưa thường gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, vất vả, mất việc, mất tiền, mất công, mất sức.
Và có một điều đặc biệt đó là ngày Nguyệt Kỵ cũng chính là ngày Tam Nương. Ngày Nguyệt Kỵ đó là theo quan điểm của người phương Tây. Còn ngày Tam Nương là theo quan điểm của người phương Đông.
Ngày nguyệt kỵ bắt nguồn từ đâu?
Theo ghi chép còn lưu truyền lại, ngày nguyệt kỵ bắt nguồn từ Trung cung (ngôi Trung Ương ở Hà Đồ Trung Quốc) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.
Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).
Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.
Ngoài ra, các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng 5 (cụ thể là: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5), dân gian thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn” nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.
Đây cũng là những ngày ”con nước” (tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là khi đi xa, do người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy.
Xem thêm tử vi năm 2019 bản mệnh qua bài viết sau đây nhé.
Trong năm Kỷ Hợi, nguyệt kỵ rơi vào những ngày nào?
Mỗi năm đều có những ngày nguyệt kỵ rơi vào từng tháng riêng biệt. Đối với năm Kỷ Hợi, ngày nguyệt kỵ mỗi tháng rơi vào những ngày này:
- Tháng 1 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày 10, 19, 28
- Tháng 2 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 09, 18, 27
- Tháng 3 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 10, 19, 28
- Tháng 4 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 09, 18, 27
- Tháng 5 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 09, 18, 27
- Tháng 6 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 07, 16, 25
- Tháng 7 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 07, 16, 25
- Tháng 8 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 05, 14, 23
- Tháng 9 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 03, 12, 21
- Tháng 10 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 03, 12, 21
- Tháng 11 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 01, 10, 19, 30
- Tháng 12 năm 2019 dương lịch: Ngày Nguyệt Kỵ rơi vào các ngày, 09, 18, 30
Không nên làm những điều này trong ngày nguyệt kỵ
Trong ngày nguyệt kỵ, tất cả các công việc quan trọng như xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, nhập trạch, cất nóc, khai trương, ký kết hợp đồng, ăn hỏi, rước dâu, hộ niệm, di quan, hạ huyệt…đều cần tránh.
Bên trên là một vài điều cần biết về ngày nguyệt kỵ, mọi người hãy tham khảo và ghi nhớ nhé bởi những thông tin này chẳng bao giờ là thừa. Tuy nhiên ngày nguyệt kỵ chỉ là một trong rất nhiều ngày xấu. Vì thế nếu quý bạn muốn biết ngày hôm nay đối với tuổi của mình là tốt hay xấu có trùng với ngày không vong, ngày hắc đạo, ngày sát chủ….
Xem tuổi vợ chồng bản mệnh trong năm xem có hợp làm việc lớn không qua bài viết nhé.