Phong thủy

Tại sao có ngày nhuận? Cách tính tháng nhuận, năm nhuận chuẩn nhất

Đang tải...

Tại sao có ngày nhuận? Tháng nhuận, năm nhuận là như thế nào? Cùng boi.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Ngày nhuận là gì?

Ngày nhuận hay nhiều nơi gọi là ngày nhuần theo dương lịch được quy ước vào tháng 2 có 29 ngày thì ngày 29/2 được gọi là ngày nhuận.

Tại sao có ngày nhuận trong năm?

Các chuyên gia tử vi phòng thủy sử dụng vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời để tính ngày nhuận trong năm. Mọi người chắc hẳn đều biết rằng Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày.

Tại sao có ngày nhuận? Cách tính tháng nhuận, năm nhuận chuẩn nhất

Tại sao có ngày nhuận? Cách tính tháng nhuận, năm nhuận chuẩn nhất

Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận.

Ngày dư ra mỗi 4 năm 1 lần đó được tính vào tháng 2, từ 28 ngày, tháng 2 có thêm 1 ngày nhuận là ngày 29/2.

Con người đặt ra lịch mặt trời, tức lịch dương chỉ có 365 ngày là nhanh hơn năm mặt trời thật sự, nếu không có sự điều chỉnh 4 năm 1 lần thì càng ngày sai số giữa năm mặt trời thực tế và năm mặt trời theo lịch sẽ càng ngày càng lớn, 4 năm lệch 1 ngày, 100 năm lệch 25 ngày.

Tháng nhuận là gì?

Theo dương lịch: là tháng 2 có ngày 29, bình thường tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Theo âm lịch: là tháng có 2 lần trong năm, ví dụ năm có 2 tháng 9, hoặc một tháng khác.

Nguyên do xuất hiện tháng nhuận trong năm

Tháng nhuận là cách tính theo Âm lịch, lịch Mặt trăng. Âm lịch coi 354 ngày là một năm, thời gian dư ra cứ 3 năm tích lũy thành một tháng. Tháng dư này được cộng vào thời gian của một năm nên gọi là tháng nhuận.

Đang tải...
Tại sao có ngày nhuận? Cách tính tháng nhuận, năm nhuận chuẩn nhất

Tại sao có ngày nhuận? Cách tính tháng nhuận, năm nhuận chuẩn nhất

Năm nhuận là gì?

Theo dương lịch, là năm chứa một ngày thừa ra (ngày 29/2). (Các năm thường tháng 2 chỉ có 28 ngày).

Theo âm-dương lịch, là năm chứa tháng thứ 13. Mục đích để đảm bảo đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết.

Nguyên do xuất hiện năm nhuận trong năm

Năm nhuận chính là cách gọi một năm Dương lịch có ngày nhuận, hoặc năm Âm lịch có tháng nhuận.

Dương lịch cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận.

Âm lịch cứ 3 năm có 1 năm nhuận, 5 năm có 2 `năm nhuận, 19 năm có 7 năm nhuận…

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm bài viết về xem bói vận mệnh 12 con giáp xem gặp phải những vận hạn gì trong năm để kịp thời phòng tránh nhé.

Phương pháp tính năm nhuận chuẩn nhất

Tính theo lịch dương

Những năm dương lịch nào chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận.

Ví dụ: 2016 chia hết cho 4 nên năm 2016 là năm nhuận.

Ngoài ra, với những năm tròn thế kỷ (những năm có 2 số cuối là số 0) thì các bạn lấy số năm chia cho 400, nếu chia hết thì năm đó là năm có nhuận (hoặc 2 số đầu trong năm chia hết cho 4).

Ví dụ: 1600 và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận. Tương tự như vậy, 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận nhưng 2400 và 2800 là các năm nhuận.

Trong năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày thay cho 28 ngày. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch dài khoảng 365 ngày và 6 giờ.

Tính theo lịch âm

Ngày mồng một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng, Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất (nên người ta thường nói tối như đêm 30), thời điểm này gọi là thời điểm không trăng, hay thời điểm Sóc.

Để có lịch không những tuân theo tuần trăng mà còn phù hợp với thời tiết khí hậu người xưa đưa vào lịch cả các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời.

Người tính lịch sẽ tính liên tiếp các thời điểm thẳng hàng hay thời điểm Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp (sau khi làm tròn đến ngày, không tính giờ) cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu, còn cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ.

Như vậy, ta có lịch theo tuần trăng, ta còn gọi là lich am, giống như lịch Hồi giáo. Và lịch này sẽ bị lệch một cách hệ thống so với năm thời tiết vì 12 tháng âm tổng cộng chỉ có trung bình xấp xỉ 354.36 ngày, hụt mất gần 11 ngày so với dương lịch.

Đang tải...

Bình luận